Bán dâm là gì? Các hình thức xử phạt đối với hành vi bán dâm
Bán dâm là gì? Các hình thức xử phạt đối với hành vi bán dâm gồm những hình thức xử phạt nào? Cùng Lawkey tìm hiểu nội dung này qua bài viết đưới đây
Bán dâm là gì?
Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 quy định Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Các hình thức xử phạt đối với người bán dâm
Điều 23 Pháp lệnh phòng chống mại dâm quy định Người bán dâm, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Người bán dâm là người nước ngoài thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất.
Xử phạt hành chính
Điều 23 Nghị định 167/2013/NĐ-CP và Điều 18 Nghị định 178/2004/NĐ-CP quy định mức phạt tiền cao nhất là 1.000.000 đồng đối với người Việt Nam và áp dụng hình phạt trục xuất đối với người nước ngoài, cụ thể:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm có tính chất đồi trụy
Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên, có nơi cư trú nhất định thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.
3. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 và Mục 2, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xem thêm: Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định hiện nay
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tội lây truyền HIV cho người khác
Tội lây truyền HIV cho người khác được quy định cụ thể tại Điều 148 Bộ luật hình sự 2015 (BLHS) như sau:
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 18 tuổi;
c) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
d) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Tội cố ý truyền HIV cho người khác
Điều 149 BLHS quy định về Tội cố ý truyền HIV cho người khác như sau:
1. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 nêu trên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với người dưới 18 tuổi;
d) Đối với từ 02 người đến 05 người;
đ) Lợi dụng nghề nghiệp;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
b) Đối với 06 người trở lên;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Xử lý đối với cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm
Cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bán dâm thì ngoài việc bị xử lý theo quy định nêu trên còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục và xử lý kỷ luật.
Cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bán dâm thì trong thời gian bị xử lý kỷ luật không được đề cử, ứng cử vào các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; không được bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương hoặc cao hơn trong các cơ quan nhà nước hoặc trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Trên đây là nội dung Bán dâm là gì? Các hình thức xử phạt đối với hành vi bán dâm Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Mua dâm là gì? Các hình thức xử phạt đối với hành vi mua dâm
Cưỡng dâm là gì? Hình phạt của tội cưỡng dâm theo luật mới nhất
Điều kiện để nhà, công trình xây dựng có sẵn được đưa vào kinh doanh
Nhà, công trình xây dựng có sẵn được đưa vào kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện gì? Trong bài viết này, Luật LawKey [...]
Nơi cư trú của cá nhân được pháp luật quy định thế nào?
Nơi cư trú của cá nhân được pháp luật quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự 2015. Cùng Lawkey tìm hiểu về nội dung này [...]