Ban kiểm soát trong doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp 2020
Ban kiểm soát là một bộ phận khá quan trọng trong DNNN. Vậy ban kiểm soát trong doanh nghiệp Nhà nước được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành?
Ban kiểm soát trong doanh nghiệp nhà nước
Khoản 1 Điều 102 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:
Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ. Có thể thấy trong doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp 2014 có thể có hoặc không có Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức quản lý của mình.
Còn theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, cụ thể Khoản 1 Điều 103 quy định:
Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
Theo đó có thể thấy, đến Luật Doanh nghiệp 2020 trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
Điều kiện bổ nhiệm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
Để được bổ nhiệm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, những người ứng cử cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc;
b) Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;
c) Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty;
d) Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Chế độ làm việc của Ban kiểm soát
1. Trưởng Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằng năm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng Kiểm soát viên.
2. Kiểm soát viên chủ động và độc lập thực hiện nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết.
3. Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát.
4. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Trên đây là bài viết về ban kiểm soát Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Không niêm yết Thông báo phát hành hóa đơn bị xử phạt như thế nào?
Tổ chức khi phát hành và sử dụng hóa đơn có những nghĩa vụ gì? Không niêm yết Thông báo phát hành hóa đơn bị xử phạt [...]
Hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, và Điều 13 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT, Trường hợp thông tin đăng ký doanh [...]