Báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền?
Trường hợp có người thực hiện hành vi báo cháy giả thì họ sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt là bao nhiêu tiền? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 42 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn như sau:
♣ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Không có phương tiện, thiết bị phát hiệu lệnh hoặc thông tin báo cháy theo quy định của pháp luật;
- Không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy bị hỏng hoặc mất tác dụng.
♣ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;
- Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.
Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền nêu trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, đối với trường hợp có người thực hiện hành vi báo cháy giả thì họ sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền là từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Quy định về trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy
Theo Điều 20 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy như sau:
(1) Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
- Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;
- Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
- Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
(2) Cơ quan, đơn vị tại điểm (1) khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy.
(3) Cơ quan, đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an khi nhận được tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy; đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý để xem xét, quyết định điều động lực lượng, phương tiện đến chữa cháy khi có yêu cầu phối hợp.
(4) Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp phù hợp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và chữa cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
(5) Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, cụ thể:
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi nhận được tin báo cháy trong địa bàn được phân công quản lý hoặc nhận được lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy; trường hợp nhận được thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên của mình.
Các cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan hữu quan khác khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.
Lực lượng công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy.
>>Xem thêm: Xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Những lỗi giao thông thường gặp đối với người điều khiển xe máy
Có rất nhiều lỗi vi phạm giao thông đường bộ dễ gặp phải nếu lái xe không chú ý. Trong bài viết này, LawKey sẽ cung cấp [...]
Ý nghĩa của tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam
Tái thẩm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực thi pháp luật, giữ gìn công lý hiện nay. Dưới đây là một vài [...]