Bạo hành người khác do cuồng tín bị xử lý như thế nào
Ngày 9/6/2024, Công an TP Phan Thiết tiến hành điều tra vụ việc bạo hành người khác do cuồng tín. Như vậy các chế tài xoay quanh hành vi vi phạm này được pháp luật quy định như thế nào?
Bạo hành người khác do cuồng tín là gì
Cuồng tín là một niềm tin hay hành vi liên quan đến sự cuồng nhiệt không có tư duy hoặc với một sự hăng hái mang tính ám ảnh. Người cuồng tín thể hiện những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt và ít khoan dung/nhân nhượng với những quan điểm, ý kiến trái chiều.
Bạo hành người khác là một dạng thức của bạo lực xã hội, là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại với người khác
Chế tài của pháp luật
Xử phạt hành chính
Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 101 Nghị Định 15/2020/NĐ-CP, đối với người có hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc thì sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, những người hành nghề mê tín dị đoan sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Căn cứ quy định tại khoản 5, Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu người vi phạm gây thương tích cho bị hại chưa đến mức bị xử lý hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
Xử lý hình sự
Căn cứ quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên; Đối với 02 người trở lên.
Căn cứ quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này thì tùy vào hành vi và hậu quả cụ thể mà phải chịu hình phạt theo quy định tại điều này, theo đó người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 12 năm.
Căn cứ quy định tại Điều 320 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp làm chết người, thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì mức hình phạt từ ba năm đến 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Căn cứ quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, trường hợp hậu quả của hành vi mê tín, dị đoan chưa đến mức gây chết người nhưng người vi phạm làm cho bị hại bị thương tích thì có thể bị xử lý hình sự về “tội cố ý gây thương tích”. Theo đó, tùy vào hành vi và hậu quả cụ thể mà người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, phụ thuộc vào hành vi cụ thể và thiệt hại thực tế mà người gây ra hậu quả sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự với các tội danh nêu trên. Hãy liên hệ LawKey để được tư vấn miễn phí nhé.
>>Xem thêm: https://lawkey.vn/toi-co-y-gay-thuong-tich-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-hinh-su/
Chồng đang xin ly hôn vợ có quyền hưởng di sản khi vợ chết không?
Chồng đang xin ly hôn vợ có quyền hưởng di sản khi vợ chết không? Pháp luật dân sự quy định thế nào về quyền hưởng [...]
Hợp đồng hợp tác là gì? theo quy định của pháp luật dân sự
Hợp đồng hợp tác là gì? Hợp đồng hợp tác có những đặc điểm pháp lí nào để phân biệt với các hợp đồng dân sự [...]