Bảo hiểm tử kỳ là gì?
Bảo hiểm tử kỳ là loại bảo hiểm gì? Có phải là loại bảo hiểm bắt buộc theo pháp luật không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bảo hiểm tử kỳ là gì?
Hiện hành không có quy định pháp luật cụ thể quy định về loại bảo hiểm tử kì. Tuy nhiên, có thể hiểu: Bảo hiểm tử kỳ là loại hình bảo hiểm cho sự kiện qua đời trong thời hạn nhất định của người được bảo hiểm. Bảo hiểm tử kì là một dạng của bảo hiểm nhân thọ. Trong đó, theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Khác với bảo hiểm trọn đời, trong bảo hiểm tử kì. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cam kết bảo hiểm cho sự kiện chết của người được bảo hiểm trong thời hạn xác định. Gồm bảo hiểm tử kỳ cố định, bảo hiểm có kỳ hạn, bảo hiểm thu nhập gia đình, bảo hiểm bổ sung.
Bảo hiểm tử kỳ có các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Bảo hiểm có thời hạn nhất định theo hợp đồng.
- Mức phí và quyền lợi của bảo hiểm đều thấp hơn so với bảo hiểm sinh kỳ.
- Thời hạn yêu cầu nộp phí bảo hiểm có thể ngắn hơn đối với thời hạn của hợp đồng.
- Không có giá trị tích lũy như bảo hiểm sinh kỳ và cũng không có giá trị hoàn lại.
- Bảo hiểm tử kỳ không có quyền lợi đáo hạn tức là khi hết thời hạn hợp đồng, nếu bạn vẫn còn sống thì bạn sẽ không nhận lại bất kỳ một khoản hoàn tiền nào như các dạng bảo hiểm nhân thọ khác.
Bảo hiểm tử kì có bắt buộc không?
Theo Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
- Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
- Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
- Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.
Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì có thể xác định bảo hiểm từ kì không phải là một loại bảo hiểm bắt buộc. Hay nói cách khác, việc có tham gia bảo hiểm tử kì hay không phụ thuộc vào nguyện vọng của cá nhân và thỏa thuận với công ty bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm.
Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm tử kì
Theo quy định tại Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm tử kì phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;
Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
>>Xem thêm: Thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập công ty bảo hiểm
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Thông tư 61/2015/TT-BCA quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân
Thông tư 61/2015/TT-BCA quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân [...]
Thông tư 161/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC, Quyết định 165/2002/QĐ-BTC và Quyết định 234/2003/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH ***** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******* Số: 161/2007/TT-BTC Hà Nội, [...]
- Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP Quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường
- Nghị định 01/2015/NĐ-CP quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Mẫu Thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ