Những điều cần biết về bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và mức đóng, mức hưởng của từng người được xác định thế nào?
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế do Nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận.
1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định:
“Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.”
Như vậy, toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của gia đình nếu muốn tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì phải tham gia cho tất cả thành viên trong gia đình. Ngoại trừ đối tượng quy định theo Luật bảo hiểm y tế thuộc đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo các nhóm khác quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế đó là:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng
+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
+ Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
+ Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an.
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
+ Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
+ Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
+ Trẻ em dưới 6 tuổi;
+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
+ Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
+ Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
+ Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
+ Học sinh, sinh viên.
+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
2. Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình
Theo khoản 3 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình theo đó tất cả các thành viên của hộ gia đình đều phải tham gia đóng bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
3. Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình
Theo Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014, và hướng dẫn của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu đi khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Trường hợp khám, chữa bệnh vượt tuyến, người bệnh được thanh toán 40% nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương; 60% nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh; 100% nếu khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc về bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Quý bạn đọc còn thắc mắc có thể gọi điện trực tiếp theo số hotline của Lawkey để được tư vấn trực tiếp!
Thủ tục cấp Giấy phép lái xe theo quy định mới nhất
Điều kiện để được cấp Giấy phép lái xe là gì? Thủ tục cấp Giấy phép lái xe theo quy định mới nhất được cụ thể [...]
Quy định của pháp luật về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là gì? Phương thức, hình thức, công cụ đầu tư gián tiếp ra nước ngoài? Dưới đây là một [...]