Những điều cần biết về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bảo lãnh tín dụng là một trong những chế định được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dưới đây là những điều cần biết về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thế nào là bảo lãnh tín dụng
“Bảo lãnh tín dụng” là cam kết của Quỹ bảo lãnh tín dụng với tổ chức cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh được quy định tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng và quy định của pháp luật.
Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng số tiền đã được Quỹ bảo lãnh tín dụng trả nợ thay.
Xem thêm: Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cần đáp ứng các điều kiện gì?
Phạm vi bảo lãnh tín dụng
Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tối đa bằng 100% giá trị khoản vay (bao gồm cả vốn lưu động và vốn trung, dài hạn) tại tổ chức cho vay.
Căn cứ vào tính khả thi, mức độ rủi ro của doanh nghiệp, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của Quỹ, Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét, quyết định cụ thể mức bảo lãnh cho doanh nghiệp.
Trong đó, việc bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
– Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay;
– Bảo lãnh nghĩa vụ trả lãi khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay;
– Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay và phải được quy định cụ thể tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
Thời hạn cấp bảo lãnh tín dụng
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 34/2018/NĐ-CP, Quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ căn cứ vào thời hạn vay vốn đã thỏa thuận giữa các bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh tại hợp đồng tín dụng để quyết định thời hạn bảo lãnh.
Thời hạn này được quy định rõ trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh ký kết giữa các bên liên quan.
Đặc biệt, nếu trong thời hạn cấp bảo lãnh, khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì Quỹ bảo lãnh tín dụng tiếp tục cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng theo hợp đồng bảo lãnh tín dụng đã ký với bên được bảo lãnh cho đến khi hết thời hạn bảo lãnh theo hợp đồng.
Đồng tiền và giới hạn cấp bảo lãnh tín dụng
Nghị định 34/2018/NĐ-CP chỉ rõ đồng tiền bảo lãnh tín dụng là đồng Việt Nam (VND).
Bên cạnh đó, Nghị định còn quy định cụ thể về giới hạn bảo lãnh tín dụng. Trong đó:
– Giới hạn bảo lãnh vay vốn đầu tư: Tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng tính trên vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng không vượt quá 15% đối với một khách hàng và không vượt quá 20% đối với một khách hàng và người có liên quan.
– Giới hạn bảo lãnh vay vốn lưu động: Ngoài quy định về giới hạn bảo lãnh vay vốn đầu tư, giới hạn bảo lãnh vay vốn lưu động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tối đa không vượt quá vốn chủ sở hữu của khách hàng thể hiện tại báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế của năm trước liền kề.
Lưu ý: Tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các bên được bảo lãnh tối đa không vượt quá 03 lần vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh trong hoạt động cấp tín dụng
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Những điều cần biết về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trơ tư vấn.
Hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hộ kinh doanh có thể chuyển đổi thành một trong các lọại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu [...]
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải trả nợ tiền do Giám đốc vay
CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN PHẢI TRẢ NỢ TIỀN DO GIÁM ĐỐC VAY Tóm tắt câu hỏi: Chào Luật sư, Tôi là chủ doanh nghiệp tư nhân. [...]