Quy định nội bộ về bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng cần ban hành quy định nội bộ về bao thanh toán để đảm bảo hoạt động bao thanh toán hiện nay.
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 02/2017/TT-NHNN
1.Quy định nội bộ về bao thanh toán
Quy định nội bộ về bao thanh toán của đơn vị bao thanh toán được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống và phải có tối thiểu các nội dung cụ thể sau đây:
– Điều kiện bao thanh toán; trường hợp không được bao thanh toán; phương thức bao thanh toán; lãi suất, phí bao thanh toán và phương pháp tính lãi, phí bao thanh toán; hồ sơ bao thanh toán và các tài liệu của khách hàng gửi đơn vị bao thanh toán; việc thu nợ, truy đòi; chuyển nợ quá hạn;
– Quy trình thẩm định, phê duyệt, quyết định bao thanh toán, trong đó quy định cụ thể thời hạn tối đa thẩm định, quyết định bao thanh toán; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định bao thanh toán và các công việc khác thuộc quy trình hoạt động bao thanh toán;
– Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình bao thanh toán, việc trả nợ của khách hàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình bao thanh toán và trả nợ của khách hàng;
– Việc áp dụng biện pháp bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán, thẩm định tài sản bảo đảm, việc quản lý, giám sát, theo dõi tài sản bảo đảm phù hợp với biện pháp bảo đảm, đặc điểm của tài sản bảo đảm và khách hàng;
– Chấm dứt bao thanh toán, xử lý nợ; miễn, giảm lãi, phí;
– Nhận dạng các loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình bao thanh toán; quy trình theo dõi, đánh giá và kiểm soát rủi ro; phương án xử lý rủi ro;
– Các biện pháp quản lý rủi ro trong trường hợp bên mua hàng không có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán (đối với bao thanh toán bên bán hàng). Các biện pháp kiểm tra, giám sát, quản lý trong trường hợp không sử dụng bản gốc hợp đồng, chứng từ mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Danh mục hoặc tiêu chuẩn đối với tổ chức bảo lãnh thanh toán, bảo hiểm cho khoản phải trả.
2. Trường hợp không được bao thanh toán
Đơn vị bao thanh toán không được bao thanh toán đối với khoản phải thu, khoản phải trả sau đây:
– Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm.
– Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị bao thanh toán.
– Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có thoả thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
– Phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
– Đã được bao thanh toán hoặc đã được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ nợ khác.
– Đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Đang có tranh chấp.
3.Lãi suất và phí bao thanh toán
– Lãi suất và phí bao thanh toán do đơn vị bao thanh toán và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
– Khi đến hạn mà nợ, lãi bao thanh toán không được trả hoặc trả không đầy đủ theo thỏa thuận thì khách hàng phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ bao thanh toán theo lãi suất bao thanh toán đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn bao thanh toán mà đến hạn chưa trả;
+ Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do đơn vị bao thanh toán và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
+ Trường hợp nợ bao thanh toán bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên nợ bao thanh toán quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất bao thanh toán trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
– Trường hợp áp dụng lãi suất bao thanh toán điều chỉnh, đơn vị bao thanh toán và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất bao thanh toán. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất bao thanh toán khác nhau, thì đơn vị bao thanh toán áp dụng mức lãi suất bao thanh toán thấp nhất.
>>>Xem thêm Hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng trong quy định pháp luật
Kiểm sát viên phải làm và không được làm gì tại phiên tòa?
Những việc Kiểm sát viên phải làm và những việc Kiểm sát viên không được làm tại phiên tòa được quy định thế nào? [...]
Một số quy định của pháp luật về Giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là loại giấy phép được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện một số hoạt [...]