Bao thanh toán là gì? Các đặc điểm của bao thanh toán?
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận tại hợp đồng mua bán. Vậy đặc điểm của bao thanh toán là gì?
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 02/2017/TT-NHNN
1.Bao thanh toán là gì?
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng mà các tổ chức tín dụng áp dụng cho doanh nghiệp là bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua mua bán hàng hóa.
Tổ chức tín dụng với vai trò là đơn vị bao thanh toán sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động thúc đẩy hoạt động thương mại, bao gồm thương mại trong nước và quốc tế với đặc điểm là có quyền truy đòi, các khoản phải thu và số dư bao thanh toán.
– Bao thanh toán có quyền truy đòi: Là có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng, khi bên mua hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu đã được tổ chức tín dụng nhận bao thanh toán.
– Các khoản phải thu: Là số tiền mà bên bán phải phải thu từ bên mua hàng trong những khoảng thời gian được xác định trong hợp đồng mua bán hàng hóa
– Số dư bao thanh toán: Là số tiền mà tổ chức tín dụng ứng trước cho bên bán hàng chưa được bên mua hàng thanh toán
2. Có những hình thức bao thanh toán nào?
Hiện có 3 hình thức bao thanh toán đó là:
– Bao thanh toán theo món
Với từng khoản phải thu, tổ chức tín dụng ký một hợp đồng tín dụng với bên bán hàng.
– Bao thanh toán theo hạn mức
Tổ chức tín dụng cấp cho bên bán hàng một số dư bao thanh toán trong một khoảng thời gian xác định mà tại bất cứ thời điểm nào trong thời hạn của hạn mức, tổng số dư bao thanh toán với bên bán hàng không được vượt quá số dư này. Mỗi lần ứng trước, bên bán hàng chỉ cần ký với tổ chức tín dụng khế ước nhận nợ (giấy nhận nợ).
– Đồng bao thanh toán
Các tổ chức tín dụng cùng thực hiện bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó có một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối thực hiện việc tổ chức bao thanh toán.
3.Đặc điểm của bao thanh toán
– Đối với bên bán/ bên xuất khẩu:
+ Tăng khả năng cạnh tranh bằng những phương thức thanh toán linh hoạt
+Được bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng 100% giá trị hóa đơn
+ Nắm được chính xác uy tín tín dụng và khả năng tài chính thực tế của bên mua (nhất là đối với người mua nước ngoài)
+ Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quản lý và thu hồi các khoản phải thu.
– Đối với người mua:
+ Không phải trả bất kỳ một khoản phí bao thanh toán này
+Không mất thời gian để mở thư tín dụng cho từng lần nhập hàng, không phải ký quỹ
+Được nhận hàng và sử dụng hàng mà chưa cần phải thanh toán tiền ngay
+ Chỉ thanh toán tiền khi hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng
+ Cơ chế thanh toán linh hoạt (bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ)
4.Lãi suất và phí bao thanh toán
– Lãi suất và phí bao thanh toán do đơn vị bao thanh toán và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
– Khi đến hạn mà nợ, lãi bao thanh toán không được trả hoặc trả không đầy đủ theo thỏa thuận thì khách hàng phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ bao thanh toán theo lãi suất bao thanh toán đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn bao thanh toán mà đến hạn chưa trả;
+ Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do đơn vị bao thanh toán và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
+ Trường hợp nợ bao thanh toán bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên nợ bao thanh toán quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất bao thanh toán trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
>>>Xem thêm Điều kiện bao thanh toán của tổ chức tín dụng hiện nay là gì
Chủ thể của hợp đồng thuê tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Chủ thể của hợp đồng thuê tài sản gồm những ai? Chủ thể của hợp đồng thuê tài sản có khác với chủ thể của hợp [...]
Những điều cần lưu ý về thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Để tạo điều kiện cho người lao động, pháp luật cho phép được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất hoặc hỏng [...]