Biên bản điều tra tai nạn lao động có bắt buộc trong hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
Những điều bạn đọc cần biết về vấn đề biên bản điều tra tai nạn lao động có bắt buộc trong hồ sơ tai nạn lao động theo quy định pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, năm 2017 tôi bị tai nạn lao động trong lúc đang làm nhiệm vụ và được cấp cứu và chữa trị tại bệnh viện với tỉ lệ thương tật 25%. Sau khi trở về công ty tôi ko được hưởng bất kỳ chế độ nào đối với trường hợp tai nạn lao động. Đến nay tôi được hướng dẫn để làm hồ sơ bảo hiểm nhưng không làm được biên bản điều tra tai nạn do lãnh đao công ty đã nghỉ việc. Vậy tôi hỏi luật sư có cách nào tư vấn để tôi hoàn thiện được hồ sơ. Trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Theo Điều 45 Luật vệ sinh, an toàn lao động, Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
– Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn nêu trên;
Lưu ý:
Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân sau:
– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp của anh/chị đủ điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động.
Xem thêm : Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động và chế độ được hưởng
Thứ hai, về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
Theo Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
– Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.
Tuy nhiên, theo công văn 3647/BHXH-CSXH năm 2016 quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ TNLĐ mà ra viện từ ngày 01/7/2016 trở đi thì có thể bỏ thành phần hồ sơ là biên bản điều tra tai nạn lao động. Như vậy, trường hợp của anh/chị bị tai nạn và ra viện năm 2017 pháp luật không yêu cầu biên bản điều tra tai nạn lao động là thành phần bắt buộc của hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động.
Xem thêm : Quy định về chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trên đây là nội dung tư vấn về “Biên bản điều tra tai nạn lao động có bắt buộc trong hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động” LawKey gửi đến bạn đọc.
Pháp luật Việt Nam về việc bảo vệ quyền của trẻ em được nhận làm con nuôi
Pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về nguyên tắc, mục đích, điều kiện nuôi con nuôi,..Bảo vệ quyền trẻ em trong [...]
Hướng dẫn gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình online
Cách gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình online được thực hiện thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Hướng [...]