Biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn của doanh nghiệp
Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, các biện pháp được đưa ra là:
Các biện pháp bảo đảm
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 34/2018/NĐ-CP, các biện pháp bảo đảm của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm:
– Quyền tài sản, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng hoặc tài sản hiện có của bên thứ ba;
– Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo đánh giá của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
– Xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo đánh giá xếp hạng của Quỹ bảo lãnh tín dụng là doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả nợ cho khoản vay tại tổ chức cho vay.
Xem thêm: Những điều cần biết về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thủ tục đề nghị cấp bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quyết định biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm được thực hiện theo các bước quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 25 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Lựa chọn biện pháp bảo đảm
Quỹ bảo lãnh tín dụng đánh giá và quyết định việc sử dụng một hoặc nhiều biện pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn và hoạt động của mình.
Trong từng trường hợp, bên được bảo lãnh thỏa thuận, thống nhất với Quỹ bảo lãnh tín dụng về biện pháp bảo đảm và ghi cụ thể trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
Bước 2: Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế về các biện pháp bảo đảm, thẩm quyền quyết định đối với từng biện pháp bảo đảm.
Lưu ý: Đối với trường hợp miễn tài sản bảo đảm của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào các tiêu chí:
– Lĩnh vực ngành nghề ưu tiên phát triển của địa phương;
– Điều kiện tài chính của doanh nghiệp;
– Pức độ rủi ro của dự án đầu tư;
– Phương án sản xuất kinh doanh;
– Khả năng tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
– Các tiêu chí khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Xem thêm: Quy định của pháp luật hiện hành về chứng thư bảo lãnh
Khái niệm và nội dung hợp đồng bảo lãnh tín dụng
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thủ tục tạm ngừng hoạt động Văn phòng đại diện công ty TNHH
Thủ tục tạm ngừng hoạt động Văn phòng đại diện công ty TNHH Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Doanh [...]
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty cổ phần
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của Công ty cổ phần 1. Khái quát quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh của Công ty cổ [...]