Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật
Để đảm bảo bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận (hoặc theo pháp luật quy định), pháp luật đã quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như thế chấp, cầm cố,…
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 163/2006/NĐ-CP
– Nghị định 11/2012/NĐ-CP
1.Nghĩa vụ là gì?
– Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân(bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bên có quyền).
– Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:
+ Hợp đồng.
+ Hành vi pháp lý đơn phương.
+ Thực hiện công việc không có ủy quyền.
+ Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
+ Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
+ Căn cứ khác do pháp luật quy định.
– Đối tượng của nghĩa vụ
+ Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
+ Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định.
– Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm
+ Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
+ Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
+ Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
– Đặt cọc.
– Ký cược.
– Ký quỹ.
– Bảo lưu quyền sở hữu.
– Bảo lãnh.
– Tín chấp.
– Cầm giữ tài sản.
3. Các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
– Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.
– Bên nhận bảo đảm là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm, bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp và bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong trường hợp ký quỹ.
– Bên có nghĩa vụ là bên phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên có quyền.
4.Tài sản bảo đảm
– Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.
– Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm , trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
– Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
– Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.
Tài sản hình thành trong tương lai gồm:
+ Tài sản được hình thành từ vốn vay;
+ Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
+ Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất..
– Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
>>>Xem thêm Chủ thể của thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật hiện nay
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
Người lao động có thể được chuyển nơi mình đã đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp Vậy pháp luật quy định việc [...]
Niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
Hiện nay tại các sàn giao dịch chứng khoán trong nước có nhiều chứng khoán của tổ chức phát hành chứng khoán nước ngoài. [...]