Thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định hiện nay
Các biện pháp bình ổn giá được quy định như thế nào? Việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định hiện nay được tiến hành ra sao?
Các biện pháp bình ổn giá
Tùy vào các trường hợp cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng có thời hạn một hoặc một số biện pháp sau để thực hiện bình ổn giá quy định tại Điều 17 Luật giá 2012. Bao gồm:
1. Điều hòa cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
2. Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
3. Trong trường hợp cần thiết, lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm mục tiêu hỗ trợ cho bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống.
Quỹ bình ổn giá được lập từ các nguồn sau:
– Trích từ giá hàng hóa, dịch vụ;
– Tự nguyện đóng góp của tổ chức, cá nhân;
– Viện trợ của nước ngoài;
– Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
4. Đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá;
5. Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hoá tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có;
6. Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế;
7. Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Luật này.
Xem thêm: Quy định về danh mục hàng hóa và dịch vụ thực hiện bình ổn giá
Thẩm quyền quyết định quyết định, thực hiện biện pháp bình ổn giá
Việc phân công thẩm quyền quyết định và thực hiện các biện pháp bình ổn giá được quy định tại Điều 18 Luật giá 2012 như sau:
– Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phân công của Chính phủ hướng dẫn và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ. Trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định biện pháp bình ổn giá cụ thể tại địa phương.
Xem thêm: Quyền của tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực giá
Nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực giá
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thủ tục đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Hồ sơ đăng ký nhập khẩu bao gồm những gì? Thủ tục đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh theo quy định của [...]
Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục của trường mầm non
Trong một số trường hợp, trường mầm non có thể bị đình chỉ hoạt động. Dưới đây là các trường hợp, thủ tục đình [...]