Biện pháp chống trợ cấp trong quản lý hoạt động ngoại thương là gì?
Biện pháp chống trợ cấp là một trong ba biện pháp phòng vệ thương mại được các Việt Nam và các quốc gia trên thế giới khác áp dụng (khi cần thiết) đối với một số hàng hóa nhập khẩu.
Căn cứ pháp lý: Luật quản lý ngoại thương năm 2017
1.Trợ cấp
Trợ cấp là sự đóng góp của Chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức công nào ở quốc gia có hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân nhận trợ cấp:
– Chính phủ thực tế chuyển vốn trực tiếp cho tổ chức, cá nhân hoặc nhận nợ trực tiếp cho tổ chức, cá nhân;
– Chính phủ bỏ qua hoặc không thu các khoản thu mà tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp cho Chính phủ;
– Chính phủ cung cấp cho tổ chức, cá nhân tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ không phải là cơ sở hạ tầng chung;
– Chính phủ mua tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ của tổ chức, cá nhân với giá cao hơn giá thị trường;
– Chính phủ bán tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ cho tổ chức, cá nhân với giá thấp hơn giá thị trường;
– Chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ; ủy thác, giao hoặc chỉ đạo, yêu cầu tổ chức tư nhân thực hiện một hoặc một số hoạt động thuộc chức năng của Chính phủ và trong thực tế không khác với những hoạt động thông thường của Chính phủ;
– Bất kỳ hình thức hỗ trợ về thu nhập hoặc giá;
– Bất kỳ hình thức trợ cấp nào khác không thuộc quy định được xác định dựa trên nguyên tắc công bằng, hợp lý, không trái với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
>>>Xem thêm Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp
2.Biện pháp chống trợ cấp
– Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
– Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống trợ cấp;
b) Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;
c) Các biện pháp chống trợ cấp khác.
>>>Xem thêm Thế nào là thuế chống bán phá giá theo quy định mới nhất?
3. Các trợ cấp có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Các trợ cấp sau đây có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác:
– Trợ cấp dựa vào kết quả xuất khẩu;
– Trợ cấp nhằm mục đích ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước hơn hàng hóa nhập khẩu;
– Các trợ cấp làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng đến những quyền lợi mà Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
>>>Xem thêm Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu
Tầm quan trọng của kế toán trong các doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là gì theo quy định của pháp luật? Tầm quan trọng của kế toán trong doanh nghiệp được biểu hiện [...]
Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho người lao động là bao lâu?
Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho người lao động là bao lâu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Các [...]