Các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân
Tái hòa nhập cộng đồng là một chế định được đảm bảo thực hiện. Dưới đây là các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân.
Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân
Trong khoảng thời gian hai tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc sau khi có kết quả thẩm định nhất trí đề nghị đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan có thẩm quyền, các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân. Điều 5 Nghị định 49/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Về tư vấn tâm lý
Tư vấn tâm lý nhằm cung cấp cho phạm nhân kiến thức, giúp họ định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Nội dung tư vấn bao gồm:
– Tư vấn tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội;
– Tư vấn xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý chí, niềm tin, khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng;
– Tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.
Về hỗ trợ thủ tục pháp lý
Phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được hỗ trợ về các thủ tục pháp lý như: đăng ký cư trú; đăng ký hộ tịch; cấp căn cước công dân; vay vốn, đăng ký kinh doanh, ký kết hợp đồng lao động và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Một số vấn đề chung về tái hòa nhập cộng đồng hiện nay
Định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 49/2020/NĐ-CP, phạm nhân chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng được định hướng nghề nghiệp và nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cụ thể như sau:
Về định hướng nghề nghiệp
Các cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá năng lực, nhu cầu, điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân để hướng dẫn họ lập kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng cho bản thân.
Bên cạnh đó, cơ sở giam giữ cần phối hợp với các Trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho phạm nhân.
Về nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
Căn cứ vào khả năng, nhu cầu của phạm nhân, thị trường lao động và điều kiện cụ thể, ba tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân lập kế hoạch, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân.
Đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi được ưu tiên đào tạo nghề, nâng cao tay nghề để có điều kiện thuận lợi tái hòa nhập cộng đồng.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù và liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giới thiệu, tạo việc làm cho họ.
Xem thêm: Một số chế độ của phạm nhân theo quy định của pháp luật
Hỗ trợ kinh phí cho phạm nhân khi tái hòa nhập cộng đồng
Chúng ta biết rằng, một trong những nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện tái hòa nhập cộng đồng đó chính là Quỹ hòa nhập cộng đồng. Trại giam thành lập Qũy để hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức thành lập các quỹ theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng và giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù vay vốn học nghề, tạo việc làm, ổn định cuộc sống.
Do đó, khi phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện trước khi trở về nơi cư trú được cấp hỗ trợ khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.
Căn cứ nguồn vốn của Quỹ hòa nhập cộng đồng, Giám thị trại giam quyết định mức tiền hỗ trợ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân.
Xem thêm: Xử lý và khen thưởng phạm nhân theo quy định hiện hành
Thông báo phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 49/2020/NĐ-CP, hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân thực hiện việc thông báo cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú, làm việc.
Trường hợp thực tế phạm nhân không có nơi nương tựa, không xác định được nơi sẽ về cư trú sau khi chấp hành xong án phạt tù và thuộc diện đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội thì các cơ sở giam giữ phạm nhân đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi phạm nhân chấp hành án phối hợp làm thủ tục tiếp nhận phạm nhân vào cơ sở bảo trợ xã hội của địa phương ngay sau khi họ chấp hành xong án phạt tù
Xem thêm: Tổ chức giam giữ phạm nhân theo quy định hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Sở hữu riêng là gì? theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay
Sở hữu riêng là hình thức sở hữu của một chủ thể là cá nhân hoặc một pháp nhân đối với tài sản của mình. Vậy [...]
Quên bằng lái xe chứng minh với CSGT như thế nào?
Quên bằng lái xe chứng minh với cảnh sát giao thông như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Quên bằng [...]