Bộ tiêu chí phân loại rủi ro về thuế đối với doanh nghiệp, cá nhân

Bộ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro về thuế đối với người nộp thuế là doanh nghiệp, cá nhân được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bộ tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế

Căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2021/TT-BTC thì người nộp thuế được đánh giá, phân loại theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật thuế như sau:

  • Mức 1: Tuân thủ cao.
  • Mức 2: Tuân thủ trung bình.
  • Mức 3: Tuân thủ thấp.
  • Mức 4: Không tuân thủ.

Mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được phân loại dựa trên các tiêu chí sau đây:

STTNhóm tiêu chíTiêu chí
(1)(2)(3)
1Trạng thái hoạt động của người nộp thuếNgười nộp thuế đang hoạt động và không thuộc diện bị cơ quan thuế ban hành thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá
2Thực hiện việc kê khai và nộp các loại thuế phát sinh theo quy địnhThực hiện việc kê khai và nộp các loại thuế phát sinh theo quy định trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá
3Chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từChấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá
4Hành vi vi phạm hành chínhNgười nộp thuế bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá
5Người nộp thuế bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi thiếu thuế, trốn thuế trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá
6Người nộp thuế có hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá
7Người nộp thuế bị cơ quan quản lý thuế xử lý vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá
8Tình hình nợ thuếSố tiền thuế nợ và số ngày chậm nộp của các khoản tiền thuế nợ của người nộp thuế tại thời điểm đánh giá
9Nhóm tiêu chí khácTiêu chí khác theo quy định của các văn bản có liên quan

Bộ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro về thuế đối với doanh nghiệp

Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư 31/2021/TT-BTC thì người nộp thuế là doanh nghiệp được phân loại mức độ rủi ro theo một trong những hạng sau:

  • Hạng 1: Người nộp thuế rủi ro rất thấp.
  • Hạng 2: Người nộp thuế rủi ro thấp.
  • Hạng 3: Người nộp thuế rủi ro trung bình.
  • Hạng 4: Người nộp thuế rủi ro cao.
  • Hạng 5: Người nộp thuế rủi ro rất cao.

Mức độ rủi ro người nộp thuế được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và các tiêu chí sau đây:

STTNhóm tiêu chíTiêu chí
(1)(2)(3)
1Thông tin chung về doanh nghiệpThời gian thành lập doanh nghiệp
2Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
3Địa chỉ trụ sở đăng ký kinh doanh
4Loại hình doanh nghiệp
5Ngành nghề kinh doanhNgành nghề đăng ký kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính
6Số vốn đăng kýVốn điều lệ
Vốn chủ sở hữu
Biến động vốn chủ sở hữu
7Mức độ tương xứng giữa nhân viên với tính chất, quy mô doanh nghiệp
8Thông tin của chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpSố lần và mức độ vi phạm pháp luật thuế của chủ doanh nghiệp
9Tính đầy đủ của thông tin chủ doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật
10Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
11Số lượng doanh nghiệp mà cá nhân là chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật
12Tình trạng hoạt động của doanh nghiệpTrạng thái hoạt động của doanh nghiệp
13Số lần doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh
14Số lần doanh nghiệp thay đổi địa điểm kinh doanh
15Số lần thay đổi địa chỉ kinh doanh nhưng còn nợ thuế
16Tình hình kê khai và nộp thuếTỷ trọng số hồ sơ khai thuế đã nộp trên số hồ sơ khai thuế phải nộp
17Tỷ trọng số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn trên số hồ sơ khai thuế đã nộp
18Doanh nghiệp có điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế
19Báo cáo tài chính được kiểm toánÝ kiến của kiểm toán báo cáo tài chính
20Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụTổng doanh thu hàng hóa, cung cấp dịch vụ bán ra
21Doanh thu thuần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
22Sự biến động doanh thu hàng hóa, cung cấp dịch vụ bán ra
23Sự biến động doanh thu thuần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
24Chi phí doanh nghiệpTổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào
25Biến động của tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra
26Tổng chi phí
27Biến động chi phí
28Lợi nhuận của doanh nghiệpTổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp
29Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp
30Tổng số lỗ
31Số lần kê khai lỗ
32Biến động các khoản lợi nhuận
33Tài sản của doanh nghiệpTài sản ngắn hạn
34Tài sản dài hạn
35Biến động của tài sản
36Khả năng thanh toán của doanh nghiệpNợ phải trả
37Biến động nợ phải trả
38Các khoản mục tài chính trọng yếu của doanh nghiệpPhải trả người bán
39Người mua trả tiền trước
40Các khoản dự phòng
41Biến động khoản phải trả người bán
42Biến động khoản người mua trả tiền trước
43Biến động các khoản dự phòng
44Tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nướcSố tiền phải nộp ngân sách nhà nước trong kỳ
45Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước trong kỳ
46Số thuế được miễn giảm trong kỳ
47Số thuế được hoàn trong kỳ
48Thuế giá trị gia tăngThuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ
49Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ
50Thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ
51Thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ
52Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau
53Biến động thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra
54Biến động thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào
55Biến động thuế giá trị gia tăng phát sinh
56Biến động thuế giá trị gia tăng phải nộp
57Thuế thu nhập doanh nghiệpThuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ
58Thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp trong kỳ
59Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi, miễn giảm trong kỳ
60Biến động thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
61Biến động thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp
62Biến động thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi, miễn giảm
63Thuế tiêu thụ đặc biệtSố thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
64Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ
65Biến động số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
66Biến động số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ
67Các khoản thu liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đấtThửa đất, tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng nhiều lần
68Có sự sai lệch giữa thông tin người nộp thuế kê khai và thông tin cơ quan thuế thu thập được
69Hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đến hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận không đầy đủ thành phần, thông tin
70Hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính, hồ sơ khai thuế có số thuế miễn giảm, các khoản giảm trừ hoặc số thuế đề nghị miễn giảm
71Hồ sơ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước chưa có quyết định, hợp đồng cho thuê đất
72Tình hình nợ thuế của doanh nghiệpSố tiền thuế nợ theo tuổi nợ
73Tổng số tiền chậm nộp
74Số lần phát sinh tiền chậm nộp
75Số ngày chậm nộp
76Biến động tổng số tiền nợ thuế
77Mức độ vi phạm hành chính về thuếTổng số lần doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế
78Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính về thuế
79Tính chất, mức độ vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm traKỳ đã được thanh tra, kiểm tra gần nhất
80Số lần vi phạm pháp luật về thuế phát hiện qua kiểm tra, thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp
81
82Số tiền thuế phải nộp, được khấu trừ, được hoàn, giảm lỗ cơ quan thuế phát hiện qua kiểm tra, thanh tra thuế
83Tình hình sử dụng hóa đơnSố hóa đơn doanh nghiệp sử dụng, xóa bỏ, hủy, mất, cháy, hỏng
84Số lần bị xử phạt vi phạm về hóa đơn
85Doanh nghiệp có giao dịch liên kết, đáng ngờPhát sinh giao dịch chuyển nhượng vốn, liên doanh, liên kết
86Chi phí lãi vay không được trừ đối với giao dịch liên kết
87Giao dịch qua ngân hàng, tổ chức tín dụng khác có dấu hiệu đáng ngờ
88Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuếMức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế
89Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại rủi ro người nộp thuế của các cơ quan liên quanKết quả đánh giá tuân thủ pháp luật về hải quan, kế toán, thống kê tài chính doanh nghiệp và phân loại rủi ro người nộp thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
90Dấu hiệu rủi ro theo từng thời kỳMục tiêu, yêu cầu của quản lý thuế trong từng thời kỳ
91Lựa chọn ngẫu nhiên theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ
92Các dấu hiệu rủi ro theo luật địnhDấu hiệu rủi ro của người nộp thuế được quy định tại các chính sách thuế và chính sách liên quan khác
93Chỉ tiêu đánh giá khácViệc chấp hành pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan, kế toán, thống kê, tài chính và các lĩnh vực khác có liên quan
94Thông tin về đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ
95Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế khác
96Tình hình chi trả cổ tức cho cổ đông
97Các tiêu chí đánh giá khác

Bộ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro về thuế đối với cá nhân

Căn cứ quy định tại Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BTC thì mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại theo một trong các mức sau:

  • Rủi ro cao.
  • Rủi ro trung bình.
  • Rủi ro thấp.

Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và các tiêu chí sau đây:

STTNhóm tiêu chíTiêu chí
1Tiêu chí đánh giá rủi ro đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanhThông tin chung về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanhThời gian thành lập
2Thời gian hoạt động
3Địa chỉ trụ sở đăng ký kinh doanh
4Phương pháp kinh doanh
5Ngành nghề đăng ký kinh doanh
6Lịch sử nhân thân, thông tin của chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanhThông tin của chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
7Số lần và mức độ vi phạm pháp luật thuế của chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
8Tính đầy đủ của thông tin chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo pháp luật
9Sự thay đổi và tần suất thay đổi trạng thái của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanhTình trạng hoạt động của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
10Số lần hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tạm ngừng kinh doanh
11Số lần hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thay đổi địa điểm kinh doanh
12Mức độ tương xứng giữa nhân viên với tính chất, quy mô hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanhSố lượng nhân viên
13Độ tuổi của nhân viên
14Quy mô hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanhQuy mô hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo các chỉ tiêu doanh thu, vốn, số lao động…
15Ngành nghề tạo doanh thu chủ yếuNgành nghề kinh doanh chính
16Trị giá doanh thu, biến động đột biến doanh thuTổng doanh thu hàng hóa, cung cấp dịch vụ bán ra
17Sự biến động doanh thu hàng hóa, cung cấp dịch vụ bán ra
18Sự biến động doanh thu so với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khác cùng lĩnh vực, ngành nghề
19Chi phí hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanhTổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào
20Tổng chi phí
21Đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nướcSố tiền phải nộp ngân sách nhà nước trong kỳ
22Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước trong kỳ
23Số thuế được miễn giảm trong kỳ
24Số thuế được hoàn trong kỳ
25Khả năng thanh toán nợ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanhNợ phải trả
26Biến động nợ phải trả
27Tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai thuế và tuân thủ nộp khai hồ sơTỷ trọng số hồ sơ khai thuế đã nộp trên số hồ sơ khai thuế phải nộp
28Tỷ trọng số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn trên số hồ sơ khai thuế đã nộp
29Nội dung hồ sơ khai thuế
30Số lần không kê khai thuế
31Tuổi nợ, số thuế nợ và tình hình chậm nộp thuếSố tiền thuế nợ theo tuổi nợ
32Tổng số tiền chậm nộp
33Số lần phát sinh tiền chậm nộp
34Thời gian, tần suất thanh tra, kiểm traThời gian, số lần cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
35Mức độ vi phạm hành chính về thuếTổng số lần hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế
36Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính về thuế
37Tính chất, mức độ vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm traSố lần vi phạm pháp luật về thuế phát hiện qua kiểm tra, thanh tra tại trụ sở hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
38Lịch sử vi phạm: tần suất, tính chất, mức độ vi phạm và việc chấp hành pháp luật thuế và pháp luật liên quan khác
39Số tiền thuế, tiền phí cơ quan thuế phát hiện qua kiểm tra, thanh tra thuế
40Số thuế thu hồi sau hoàn thuế
41Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế khác
42Chỉ tiêu về tình hình sử dụng hóa đơnSố hóa đơn hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng, xóa bỏ, hủy, mất, cháy, hỏng
43Số lần bị xử phạt vi phạm về hóa đơn
44Chỉ tiêu đánh giá khácViệc chấp hành pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, thống kê, tài chính và các lĩnh vực khác có liên quan
45Thông tin về đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ
46Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế khác
47Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoánHộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán kinh doanh tại chợ biên giới
48Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán kinh doanh vật liệu xây dựng có nguồn gốc tài nguyên khoáng sản
49Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán, thường xuyên sử dụng từ mười (10) lao động nhưng không thành lập doanh nghiệp
50Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế
51Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán có nợ thuế
52Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán có từ hai địa điểm kinh doanh trở lên
53So sánh doanh thu với các yếu tố liên quanHộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu tính thuế bất hợp lý so với chi phí; so với số phương tiện vận tải đang sử dụng; so với số lượng lao động; so với hàng hóa
54Thu nhập từ kinh doanh qua mạngThu nhập của hộ kinh doanh, cá nhân cư trú kinh doanh qua mạng
55Thu nhập khácThu nhập trả qua ví điện tử như Paypal, thu nhập từ các kênh như Google, Youtube…
56Thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản của cá nhânChưa thực hiện khai thuế sau hai mươi (20) ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế
57Thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trúThu nhập chịu thuếNgười nộp thuế có từ hai (02) nguồn thu nhập trở lên
58Giảm trừ gia cảnhNgười nộp thuế có nhiều người phụ thuộc
59Người nộp thuế kê khai trùng người phụ thuộc
60Người nộp thuế kê khai người phụ thuộc trong độ tuổi lao động
61Các khoản thu liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đấtThửa đất, tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng nhiều lần
62Có sự sai lệch giữa thông tin người nộp thuế kê khai và thông tin cơ quan thuế thu thập được
63Hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đến hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận không đầy đủ thành phần, thông tin
64Hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính, hồ sơ khai thuế có số tiền miễn giảm, các khoản giảm trừ hoặc đề nghị miễn giảm
65Hồ sơ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước chưa có quyết định, hợp đồng cho thuê đất
66Đối với khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng chứng khoán)Không có tờ khai thuế thu nhập cá nhân khi có thông tin về thay đổi thành viên góp vốn
67Có sự sai lệch giữa thông tin người nộp thuế kê khai và cơ sở dữ liệu quản lý thuế hoặc thông tin cơ quan thuế thu thập được
68Dấu hiệu rủi ro theo từng thời kỳ, địa bàn, ngành nghềMục tiêu, yêu cầu của quản lý thuế trong từng thời kỳ, địa bàn, ngành nghề
69Lựa chọn ngẫu nhiên theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ, địa bàn, ngành nghề
70Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế của cơ quan thuếMức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế
71Các dấu hiệu rủi ro theo luật địnhDấu hiệu rủi ro của người nộp thuế được quy định tại các chính sách thuế và chính sách liên quan khác

>>Xem thêm: Khấu trừ thuế TNCN đối với khoản hỗ trợ cho NLĐ nghỉ việc

Trên đây là bài viết về: Bộ tiêu chí phân loại rủi ro về thuế đối với doanh nghiệp, cá nhân. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu