Bồi thường thiệt hại vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được pháp luật dân sự quy định thế nào? Trường hợp nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?
Phòng vệ chính đáng là gì?
Để khuyến khích các cá nhân tự bảo vệ, chủ động ngăn chặn hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, pháp luật quy định việc chống trả các hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác là phòng vệ chính đáng. Quy định về phòng vệ chính đáng được đề cập trong pháp luật hình sự. Cụ thể, điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
– Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
– Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là gì?
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Điều 594 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
Nếu một người có hành vi chống trả lại hành vi gây thiệt hại của người khác và hành vi chống trả này lại được coi là phòng vệ chính đáng thì hành vi chống trả đó không bị coi là hành vi trái pháp luật, do đó, người thực hiện hành vi chống trả không phải bồi thường thiệt hại.
Căn cứ xác định hành vi gây thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Căn cứ vào điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì hành vi gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng không phải là hành vi trái pháp luật và do đó người thực hiện không có lỗi. Tuy nhiên, để xác định 1 hành vi gây thiệt hại được coi là phòng vệ chính đáng, cần phải chú ý:
– Có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc xâm phạm tới lợi ích của chính bản thân người phòng vệ chính đáng;
– Hành vi trái pháp luật của người khác đang gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho đối tượng bị xâm hại. Nếu thiệt hại đã xảy; ra mà người bị thiệt hại mới có hành vi chống trả và gây thiệt hại ngược trở lại thì không coi là phòng vệ chính đáng
– Hành vi phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại. Nếu gây thiệt hại cho người không có hành vi xâm hại thì không coi là phòng vệ chính đáng mà coi là gây thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết nếu có đủ điều kiện;
– Hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải là cần thiết và tương xứng với hành vi xâm hại. Nếu không cần thiết hoặc không tương xứng thì người gây thiệt hại vẫn phải bồi thường.
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Theo Điều 594 BLDS, nêu rõ người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được hiểu là khi bị người khác gây thiệt hại, người phòng vệ chính đáng đã có hành vi gây thiệt hại ngược trở lại nhưng do có sự sai lầm trong việc đánh giá mức độ tấn công, điều kiện hoàn cảnh của hành vi tấn công và hành vi chống trả do đó vượt quá giới hạn cần thiết nên đã gây thiệt hại cho người có hành vi gây thiệt hại ban đầu.
Lưu ý: Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được coi là một tình tiết giảm nhẹ trong trách nhiệm hình sự nhưng không thể làm cơ sở để giảm mức bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm dân sự vì đó là hành vi bất hợp pháp.
Nếu gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại với nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, trong trường hợp này cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi nên cần xác định trách nhiệm đối với 2 bên.
Trên đây là nội dung tư vấn Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015
Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là gì?
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không hiếm gặp trong cuộc sống hiện nay. Vậy các trường hợp nuôi con nuôi có yếu [...]
Hợp đồng vô hiệu do bị đe dọa, cưỡng ép được quy định thế nào?
Thế nào là hợp đồng mua vô hiệu do bị đe dọa, cưỡng ép? Trường hợp cá nhân bị đe dọa, cưỡng ép khi giao kết hợp [...]