Bức cung là gì ? Bức cung có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?
Bức cung luôn bị coi là hành vi trái pháp luật và bị pháp luật nghiêm cấm. Bài viết này sẽ lý giải lý do tại sao bức cung được xem là một hành vi trái pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Thế nào là tội bức cung ?
Tội bức cung theo Điều 374 Bộ luật hình sự 2015 là người nào trong hoạt động tố tụng sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc.
Dấu hiệu pháp lý
Tội bức cung có những yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản như sau:
Chủ thể
- Chủ thể của tội này là điều tra viên, kiểm sát viên làm công tác điều tra, hoặc kiểm sát điều tra, thẩm phán, hội thẩm khi tiến hành xét xử tại phiên tòa. Trong một số trường hợp chủ thể của tội phạm này còn có thể là cán bộ, chiến sỹ công an xã, phường khi họ phối hợp tham gia các hoạt động tư pháp (như tham gia bắt người khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền) mà có hành vi bức cung người bị thẩm vấn.
- Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Khách thể
- Tôi bức cung không chỉ xâm phạm đến uy tín của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, xâm phạm đến nguyên tắc xác định sự thật của vụ án. Do bức cung đã làm cho người bị thẩm vấn khai sự thật có thể dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các đương sự trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính.
- Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người bị bức cung. Khác với tội dùng nhục hình, người bị bức cung không chỉ đa số là bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người bị kết án đang cải tạo trong các trại giam mà còn đối với những người tham gia tố tụng khác trong vụ án hình sự như: người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan,..bị lấy lời khai.
Mặt chủ quan
- Người phạm tội bức cung thực hiện hành vi phạm tội của mình là do lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Động cơ phạm tội cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này nhưng việc xác định động cơ của người phạm tội là rất cần thiết. Nếu người phạm tội vì động cơ cá nhân hoặc động xấu khác thì sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội vì động cơ nóng vội, muốn hoàn thành việc điều tra kết thúc vụ án.
Mặt khách quan
- Hành vi của tội này là hành vi cưỡng ép người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật. Người bị thẩm vấn ở đây có thể là bị can, bị cáo hoặc người làm chứng hoặc người bị hại. Người phạm tội đã dùng những thủ đoạn khác nhau tác động đến ý chí của những người này để buộc họ phải khai không đúng với sự thật và trái với ý muốn của họ.
- Hậu quả của hành vi nói trên đó là dẫn tới người bị thẩm vấn đã khai sai và do vậy gây hậu quả nghiêm trọng cho việc giải quyết vụ án. Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là hậu quả xử sai một cách nghiêm trọng (oan hoặc bỏ lọt, xử phạt quá nặng hoặc xử phạt quá nhẹ,…) hoặc có thể bắt giam người sai.
Về hình phạt
Tại điều 374 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về Tội bức cung như sau:
Khung 1
1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung 2
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Dẫn đến làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.
Khung 3
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bức cung tự sát;
b) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
Khung 4
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm người bị bức cung chết;
b) Dẫn đến làm oan người vô tội;
c) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị xử phạt bổ sung
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy hành vi bức cung sẽ bị truy cứu trách nhiệm nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như trên.
Công văn 45/TANDTC-PC V/v xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Công văn 45/TANDTC-PC V/v xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN [...]
- Bức cung là gì ? Bức cung có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?
- Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo
- Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục ghi âm, ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ ghi âm, ghi hình có âm thanh trong điều tra, truy tố, xét xử
Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự về án treo
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – [...]
- Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán và chứng khoán do Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính ban hành
- Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về tái hòa nhập cộng đồng
- Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự