Cá độ bóng đá giải trí với đồng nghiệp có bị xử lý không?
Việc cá độ bóng đá rất hay xảy ra khi những giải bóng đá lớn diễn ra hàng năm. Vậy cá độ bóng đá giải trí với đồng nghiệp có bị xử lý không?
Cá độ bóng đá là gì?
Cá độ là hành vi dùng tiền hay tài sản khác để đánh cuộc về việc phỏng đoán kết quả của một sự kiện sắp diễn ra hoặc đang diễn ra nhưng chưa kết thúc.
Cá độ bóng đá là hành vi dùng tiền hay tài sản khác để đánh cuộc về việc phỏng đoán kết quả của một trận thi đấu bóng đá sắp diễn ra hoặc đang diễn ra nhưng chưa kết thúc hay chưa có kết quả chung cuộc.
Cá độ bóng đá là một vấn đề nan giải trong xã hội ngày nay. Khi mà nhiều người trông chờ vào việc giàu có chỉ bằng cách đoán trúng tỉ số của một trận đấu. Nó gây ra rất nhiều hệ lụy, khiến gia đình kiệt quệ về kinh tế, vợ chồng cãi nhau, con cái bơ vơ khi bố mẹ chia ly vì gánh nặng kinh tế.
Cá độ bóng đá có phải là đánh bạc không?
Theo Điểm b Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ – HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự 2015, sđ, bs 2017 về Tội đánh bạc được quy định như sau:
” b) Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa… (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa… trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.”
Như vậy, cá độ bóng đá cũng là hành vi đánh bạc và có chế tài xử phạt.
Xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ Điểm c Khoản 2 và Khoản 6 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hành vi cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác có thể bị phạt tiền 1-2 triệu đồng; hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có.
Căn cứ Điểm d Khoản 5 và Khoản 6 Điều 26 Nghị định nêu trên, hành vi tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền có thể bị phạt 10-20 triệu đồng; hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có.
Trách nhiệm hình sự
Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sđ, bs 2017, người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này (tội Tổ chức đánh bạc hoặc Gá bạc); hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Hình phạt bổ sung là phạt tiền 10-50 triệu đồng.
Căn cứ Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, sđ, bs 2017, hành vi Tổ chức đánh bạc quy định tại điều này có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự với hình phạt tiền 50-300 triệu đồng; hoặc phạt tù 1-10 năm; hình phạt bổ sung là phạt tiền 20-100 triệu đồng, hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là nội dung bài viết cá độ bóng đá giải trí với đồng nghiệp có bị xử lý không?. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Quy định về quản lý cấp tín dụng của tổ chức tín dụng
Cấp tín dụng là một trong những hoạt động ngân hàng của TCTD. Hoạt động cần cần được quản lý chặt chẽ từ các [...]
Quyền và nghĩa vụ của người tham gia Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là nguồn hỗ trợ tài chính giúp người tham gia khắc phục những khó khăn về kinh tế khi bất ngờ ốm đau, [...]