Các hình thức kiểm toán nội bộ Ngân hàng nhà nước
Kiểm toán nội bộ Ngân hàng nhà nước được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về các hình thức kiểm toán nội bộ Ngân hàng nhà nước.
Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước là hoạt động kiểm tra, đánh giá một cách độc lập, khách quan về tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị, từ đó đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, góp phần đảm bảo cho đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
1.Các hình thức kiểm toán nội bộ
– Kiểm toán trước: là hình thức kiểm toán được thực hiện trước khi diễn ra việc thực hiện các dự án, chương trình kế hoạch hoạt động của đơn vị được kiểm toán, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thông tin, tài liệu, tính kinh tế, tính khả thi và hiệu quả của dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động; giúp các cấp quản lý có được những thông tin tin cậy để ra các quyết định.
– Kiểm toán đồng thời: là hình thức kiểm toán được thực hiện trong khi việc thực hiện các dự án, chương trình kế hoạch hoạt động của đơn vị được kiểm toán đang diễn ra, nhằm đánh giá tiến độ, chất lượng quá trình thực hiện hoạt động; phát hiện và kiến nghị kịp thời các biện pháp sửa chữa những sai lệch, thiếu sót, yếu kém trong quá trình thực hiện dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động, nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất các mục tiêu của dự án, kế hoạch của đơn vị được kiểm toán.
– Kiểm toán sau: là hình thức kiểm toán được thực hiện sau khi việc thực hiện dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị được kiểm toán đã hoàn thành, nhằm thực hiện các nội dung, mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
– Các hình thức kiểm toán khác phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
2.Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán nội bộ
– Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Vụ Kiểm toán nội bộ, Trưởng đoàn, các thành viên của Đoàn kiểm toán:
+ Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
+ Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
+ Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch nội dung của các thông tin được kiểm toán;
+ Nhận hối lộ;
+ Tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật của đơn vị được kiểm toán; tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức;
+ Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
+ Thực hiện các hành vi khác trái với quy định của pháp luật và của cơ quan, tổ chức.
– Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan:
+ Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động kiểm toán theo yêu cầu của Vụ Kiểm toán nội bộ, Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn kiểm toán;
+ Cản trở, gây khó khăn cho công việc kiểm toán nội bộ;
+ Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ và thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán nội bộ;
+ Mua chuộc, hối lộ Đoàn kiểm toán;
+ Che dấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, ngân sách;
+ Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
>>>Xem thêm Hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng nhà nước là gì?
Quy định mang vàng khi xuất nhập cảnh
Việc mang vàng của cá nhân khi xuất nhập cảnh được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Tổng hợp quy định bỏ Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy
Quy định bỏ Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy được quy định tại Luật Cư trú 2020 và một số Nghị định, Nghị [...]