Các hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định mới nhất
Các hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định mới nhất được ghi nhận cụ thể tại Nghị định 25/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/04/2020.
Đối với dự án PPP
Việc lựa chọn nhà đầu tư phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế, trừ các trường hợp dưới đây.
Hình thức chỉ định thầu
– Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;
– Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển; chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển;
– Dự án do nhà đầu tư đề xuất đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất có mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với trường hợp này thì phải đáp ứng đầy đủ điều kiện:
+ Dự án có quyết định chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt (đối với dự án nhóm C);
+ Dự án có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với tính khả thi và hiệu quả về yêu cầu bảo đảm quốc phòng, ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với tính khả thi và hiệu quả về yêu cầu bảo đảm an ninh.
Hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước
Các trường hợp áp dụng hình thức này bao gồm:
– Dự án đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện;
– Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế;
– Dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với yêu cầu bảo đảm an ninh.
– Dự án nhóm B, nhóm C theo quy định của pháp luật đầu tư công. Trường hợp cần sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế thì nhà đầu tư trong nước được liên danh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu nước ngoài để tham dự thầu và thực hiện dự án.
Xem thêm: Một số quy định về lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên
Quy trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu 2013
Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 25/2020/NĐ-CP, đối với các dự án đầu tư có sử dụng đât thì hình thức lựa chọn nhà đầu tư có thể là hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế, hình thức đấu thầu trong nước hoặc chỉ định thầu. Cụ thể:
Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước
Khi ở trong trường hợp dưới đây thì áp dụng hình thức đấu thầu này:
– Dự án đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện;
– Dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, trong đó không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đăng ký thực hiện dự án hoặc đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm;
– Dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với yêu cầu bảo đảm quốc phòng; ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với yêu cầu bảo đảm an ninh.
Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế
Các dự án đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây thì áp dụng hình thức này:
– Có sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) từ 800.000.000.000 (tám trăm tỷ) đồng trở lên;
– Có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này, trong đó có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài;
– Không thuộc trường hợp hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoặc vì lý do đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Áp dụng hình thức chỉ định thầu
Hình thức này được áp dụng với các trường hợp:
– Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện;
– Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;
– Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ.
Xem thêm: Thực hiện việc trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?
Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Các hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định mới nhất” gửi bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thủ tục đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Pháp luật quy định cụ thể các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tại Luật cạnh tranh 2018. Tuy nhiên, có một [...]
Bị tai nạn giao thông nhưng không lập biên bản thì có được bồi thường không?
Bị tai nạn giao thông nhưng không lập biên bản thì có được bồi thường không? Chi phí bồi thường thiệt hại do sức khỏe [...]