Các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hiện nay
Pháp luật quy định như thế nào về tổ chức dịch vụ việc làm? Các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hiện nay được phép tiến hành là gì?
Tổ chức dịch vụ việc làm
Trong thời buổi hiện nay, nhu cầu về việc làm ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Việc tìm cho mình một công việc phù hợp cũng khá khó khăn dù cho thị trường việc làm diễn ra rất sôi động. Cũng chính vì vậy mà nhiều tổ chức dịch vụ việc làm ra đời.
Các tổ chức này có chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động 2012, tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tập trung đi vào các hoạt động của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ này.
Xem thêm: Những việc cần làm khi tuyển dụng lao động nước ngoài
Các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định 52/2014/NĐ-CP được phép thực hiện các công việc liên quan đến việc làm như sau:
♣ Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động
Bao gồm:
+ Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm cho người sử dụng lao động cần tuyển lao động;
+ Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Cung ứng, giới thiệu lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
♣ Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động
Bao gồm:
+ Tư vấn nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
+ Tư vấn việc làm cho người lao động lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; kỹ năng thi tuyển; tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nước;
+ Tư vấn cho người sử dụng lao động tuyển dụng, quản lý lao động; quản trị và phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động và phát triển việc làm.
♣ Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
♣ Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.
♣ Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì đều có những quyền hạn và trách nhiệm riêng cần đảm bảo thực hiện. Và đương nhiên, đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm cũng không ngoại lệ.
– Doanh nghiệp có quyền được ký kết các hợp đồng để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định trên; có quyền khai thác thông tin về lao động, việc làm và dạy nghề và thu phí.
– Bên cạnh các quyền đó, pháp luật cũng đặt ra cho doanh nghiệp những trách nhiệm pháp lý cần thực hiện. Đó là việc thuân thủ hợp đồng ký kết; thực hiện đúng chế độ tài chính, các khoản phải nộp và bồi thương thiệt hại nếu xảy ra vi phạm.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải tổ chức theo dõi tình trạng việc làm của người lao động; niêm yết công khai Bản sao chứng thực giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm tại trụ sở và báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm hoặc đột xuất về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
Xem thêm: Một số quy định về trợ cấp mất việc làm cho người lao động
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Những quy định riêng của pháp luật đối với lao động nữ
Lao động nữ luôn được ưu tiên các chính sách riêng do đặc thù sức khỏe. Vậy những quy định riêng đối với lao động [...]
Nghỉ chăm con ốm đau: NLĐ được hưởng chế độ nào?
Các đối tượng được hưởng chế độ khi chăm con ốm đau bao gồm những ai? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]