Các loại bảo hiểm bắt buộc năm 2023
Có những loại bảo hiểm nào được xem là bảo hiểm bắt buộc? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các loại bảo hiểm bắt buộc mới nhất
Tại Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về bảo hiểm bắt buộc như sau:
Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.
♣ Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
- Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
- Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
- Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
♣ Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.
♣ Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Tại Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới như sau:
♣ Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm.
Mỗi xe cơ giới được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất Giấy chứng nhận bảo hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm) cấp lại Giấy chứng nhận bảo hiểm.
♣ Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm hoặc có thỏa thuận với chủ xe cơ giới về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.
♣ Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP.
Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Tại Điều 3 Nghị định 119/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 20/2022/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
♣ Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đáp ứng điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 119/2015/NĐ-CP.
♣ Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng khi bên mua bảo hiểm đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực xây dựng quy định tại Luật Xây dựng và quy định pháp luật liên quan.
♣ Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng (bên mua bảo hiểm) và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trách nhiệm, mức phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
♣ Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định sau:
- Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng;
- Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào giá thành sản phẩm tư vấn;
- Đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
♣ Ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trách nhiệm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm với trách nhiệm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm cao hơn trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với các quy định của pháp luật. Chi phí mua bảo hiểm phát sinh thêm (nếu có) thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 119/2015/NĐ-CP.
♣ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Nghị định 119/2015/NĐ-CP mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với các quy định pháp luật liên quan.
>>Xem thêm: Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong những trường hợp nào?
Trên đây là bài viết về: Các loại bảo hiểm bắt buộc năm 2023. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Tiền lương KPI có phải tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Tiền lương KPI được hiểu là lương được trả theo hiệu quả công việc của người lao động. Mỗi người lao động sẽ [...]
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân Hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động đã được Bộ luật lao động [...]