Các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trên thị trường hiện nay gồm có các loại chứng khoán nào? Việc phân loại chứng khoán dựa theo những tiêu chí nào? Lawkey sẽ giải đáp những câu hỏi trên.
1. Quy định của pháp luật về các loại chứng khoán
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung 2010 quy định chứng khoán bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;
c) Hợp đồng góp vốn đầu tư;
d) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.
2. Khái niệm về mỗi loại chứng khoán
– Cổ phiếu: là hình thức phổ biến nhất của chứng khoán ở nước ta hiện nay. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Cổ phiếu có hai dạng là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Cổ tức nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty. Khả năng sinh lợi tư cổ phiếu tỷ lệ thuận với giá cả giao dịch cổ phiếu trên thị trường.
+ Cổ phiếu thường là cổ phiếu dùng để xác định quyền sở hữu của cổ đông trong công ty. Loại cổ phiếu này có đặc trưng là quyền quản lý, kiểm soát công ty. Theo đó, cổ đông có cổ phiếu sẽ được tham gia vào hoạt động bầu hội đồng quản trị hay bỏ phiếu quyết định những vấn đề lớn trong công ty. Cổ tức thường được trả khi hội đồng quả trị tuyên bố. Nếu công ty đó giải thể hay phá sản thì cổ đông sẽ được chia số tiền còn lại sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và cổ phiếu ưu đãi.
+ Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu có cổ tức xác định. Ưu đãi thể hiện qua số tiền được in trên cổ phiếu hay theo tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi sẽ được trả trước cổ tức của cổ phiếu thường. Tuy nhiên, cổ đông có cổ phiếu ưu đãi sẽ không được tham gia bỏ phiếu bầu HĐQT. Nhưng, khi công ty giải thể hay phá sản thì cổ phiếu ưu đãi sẽ ưu tiên thanh toán trước.
– Trái phiếu: là loại chứng khoán nợ. Người phát hành trái phiếu sẽ phải trả phần lãi cũng như phần gốc cho những người sở hữu trái phiếu lúc đáo hạn. Việc phân loại trái phiếu thường dựa vào nhiều tiêu chí: chủ thể phát hành, tính chất chuyển đổi, cách thức trả lãi, trái phiếu có bảo đảm hoặc không có bảo đảm. Trái phiếu có loại được miễn thuế thu nhập (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương). Đối với những người có thu nhập cao, mua trái phiếu trên vẫn có lợi.
– Chứng chỉ quỹ: là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Về bản chất, chứng chỉ quỹ cũng giống như cổ phiếu của một công ty: là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp và đặc biệt được niêm yết trên thị trường chứng khoán để mua bán giữa các nhà đầu tư. Chứng chỉ quỹ còn là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán.
* Lợi nhuận là một trong những điều mà hầu hết các nhà đầu tư tập trung vào. Tất nhiên tất cả các nhà đầu tư muốn có một số lợi nhuận tích cực. Trái phiếu có độ rủi ro thấp hơn vì lãi suất cố định lợi nhuận và thường thấp hơn.
3. Chứng khoán phái sinh
– Chứng khoán phái sinh: Chứng khoán phái sinh hay còn gọi là công cụ phái sinh, bao gồm nhiều loại. Có 5 loại chứng khoán phái sinh chủ yếu sau: quyền mua cổ phần; chứng quyền; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; và quyền lựa chọn.
Chứng khoán phái sinh là loại chứng khoán được hình thành dựa trên một loại tài sản cơ sở (hay còn gọi là tài sản gốc) nhất định và giá trị của nó phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở đó. Các tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa, ngoại tệ, cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, chứng khoán nợ… Về bản chất, chứng khoán phái sinh là hợp đồng giữa tối thiểu hai bên tham gia về một giao dịch sẽ diễn ra trong tương lai. Các bên có thể sử dụng chứng khoán phái sinh như một công cụ để phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của giá tài sản cơ sở.
Sở hữu chung là gì? theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
Sở hữu chung là một hình thức sở hữu được quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Vậy sở hữu chung là gì? Sở hữu chung [...]
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Những dấu hiệu đặc trưng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì? Hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới [...]