Các loại thời hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Các loại thời hiệu được pháp luật quy định tại Điều 150 Bộ luật dân sự 2015. Vậy hiểu thế nào về nội dung của từng loại thời hiệu?
Xét về tổng thể, các loại thời hiệu này có mối liên quan với nhau bởi quyền của một chủ thể bao giờ cũng tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể khác. Hơn nữa một trong những quyền năng của chủ thể có quyền là quyền yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ. Do vậy, nếu một chủ thể mất quyền khởi kiện thì nghĩa vụ chấm dứt.
Căn cứ vào quy định tại Điều 150 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) thời hiệu được phân biệt làm ba loại: Thời hiệu hưởng quyền dân sự, Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự và Thời hiệu khởi kiện, Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Thời hiệu hưởng quyền dân sự
Khoản 1 Điều 150 BLDS quy định Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
Ở đây, thời hiện là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền dân sự cho chủ thể, nhưng không phải bất cứ quyền dân sự nào cũng có thể xác lập theo thời hiệu mà chỉ trong những trường hợp pháp luật quy định.
Ví dụ: Khoản 1 Điền 230 BLDS quy định thời hiệu làm phát sinh quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên là 01 năm
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó, thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ đó (khoản 2 Điều 150 BLDS).
Khác với thời hiệu hưởng quyền dân sự cho phép chủ thể hưởng quyền khi kết thúc thời hạn luật định, thì trong thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, người có nghĩa vụ được miễn trừ nghĩa vụ tương ứng với thời điểm kết thúc thời hạn. Khi một chủ thể tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó ( nghĩa vụ tồn tại độc lập với các trái vụ), thì họ phải thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn do pháp luật quy định. Nếu hết thời hiệu thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ chấm dứt.
Xuất phát từ đặc điểm của pháp luật về thời hiệu, từ đặc điểm của các quyền nhân thân không gắn với tài sản của cá nhân, tổ chức, pháp luật quy định thời hiệu hưởng quyền dân sự không được áp dụng đối vói trường hợp chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân không có căn cứ pháp luật và các quyền nhân thân không gắn với tài sản.
Thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
– Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
– Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu
Trong quan hệ dân sự, người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với người có quyền. Người có quyền có thể yêu cầu Toà án buộc người có nghĩa vụ thực đúng nghĩa vụ của họ, thông qua các biện pháp cưỡng chế phù hợp với quy định của luật tố tụng dân sự. Quyền yêu cầu Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quy lợi ích hợp pháp của mình chỉ được thực hiện trong một thời hạn xác định khi các quyền này bị xâm phạm, hạn đó mà chủ thể không thực hiện quyền khởi kiện thì bị mất quyền khởi kiện.
Bộ luật dân sự không quy định thời hiệu khởi kiện chung cho các quan hệ dân sự mà chỉ xác định các nguyên tắc chung nhất về thời hiệu khởi kiện. Bộ luật chỉ quy định thời hiệu khởi kiện cho từng trường hợp riêng biệt.
Ví dụ:
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm đối với động sản và ba mươi năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 BLDS) Thời hiệu khởi kiện giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm (khoản 1 Điều 132 BLDS) và có những trường hợp thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế như khoản 3 Điều 132 BLDS)
Trên đây là nội dung Các loại thời hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định mới nhất
Hồ sơ, trình tự xin gia hạn Giấy chứng nhận đầu tư? Dưới đây là thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo [...]
Văn bản pháp luật là gì? Khái niệm,đặc điểm và phân loại
Văn bản pháp luật là gì? Khái niệm, đặc điểm và phân loại văn bản pháp luật hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung [...]