Các nguyên tắc được áp dụng trong tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
Nguyên tắc được áp dụng trong tiêu hủy tiền in, đúc hỏng được quy định trong Thông tư 02/2014/TT-NHNN. Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các nguyên tắc được áp dụng trong tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2014/TT-NHNN thì việc tổ chức tiêu hủy tiền in, đúc hỏng thực hiện theo nguyên tắc sau:
Đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản và bí mật Nhà nước.
Sau khi tiêu hủy, tiền in, đúc hỏng phải trở thành phế liệu và không thể sử dụng lại được. Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer, sau khi cắt hủy xong cơ sở in, đúc tiền thực hiện hủy hoàn toàn (thủy phân, nung ở nhiệt độ cao hoặc phương pháp khác) trước khi bán cho các cơ sở thu mua phế liệu.
Tiền in hỏng đem tiêu hủy phải là những hình đã được cắt góc hoặc đánh dấu hỏng. Giấy in tiền hỏng bị rách phải can dán đủ mảnh cùng loại, trường hợp thiếu mảnh phải có biên bản của cơ sở in, đúc tiền. Tiền đúc hỏng và kim loại đúc tiền hỏng đem tiêu hủy phải là những miếng đã được đánh dấu hỏng.
Tiền in, đúc hỏng tiêu hủy theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải được kiểm đếm 100% và tiêu hủy đúng với số lượng thực tế sau kiểm đếm.
Việc giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy tiền in, đúc hỏng phải được thực hiện trong các gian phòng riêng biệt có cửa, khóa đảm bảo an toàn theo quy định hiện hành về chế độ giao nhận, bảo quản tiền của Ngân hàng Nhà nước.
Quy định về tổ chức và quản lý việc in, đúc tiền
Ngân hàng Nhà nước tổ chức việc in, đúc tiền theo nguyên tắc được quy định cụ thể trong Điều 7 Nghị định 40/2012/NĐ-CP bao gồm:
- Việc in, đúc tiền được thực hiện theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra chất lượng các loại tiền trước khi cơ sở in, đúc tiền giao cho Ngân hàng Nhà nước.
- Trường hợp thực hiện chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền Việt Nam ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ sở in, đúc tiền quản lý từng loại tiền in, đúc; hướng dẫn và giám sát các cơ sở in, đúc tiền thực hiện tiêu hủy các loại giấy in tiền hỏng, sản phẩm in, đúc hỏng.
Quy định về bộ máy tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
♣ Hội đồng tiêu hủy do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ Tổ chức cán bộ. Thành phần của Hội đồng tiêu hủy gom:
+ Chủ tịch: Giám đốc cơ sở in, đúc tiền;
- Các ủy viên:
- Trưởng phòng Kế toán – Tài chính cơ sở in, đúc tiền (là ủy viên thư ký Hội đồng tiêu hủy);
- Trưởng phòng Kiểm toán – Kiểm soát nội bộ cơ sở in, đúc tiền;
- Trưởng phòng Kho cơ sở in, đúc tiền;
- Trưởng phòng Bảo vệ cơ sở in, đúc tiền;
- Một chuyên viên Vụ Tài chính – Kế toán (là kế toán Hội đồng tiêu hủy);
- Một chuyên viên Cục Phát hành và Kho quỹ.
♣ Bộ phận giúp việc Hội đồng tiêu hủy do Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy quyết định trưng tập gồm một số công nhân, bảo vệ của cơ sở in, đúc tiền, lập thành các tổ tương ứng với từng công đoạn tiêu hủy tiền in, đúc hỏng để trực tiếp thực hiện công tác tiêu hủy.
♣ Thủ kho Hội đồng tiêu hủy do Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy cử, có trách nhiệm bảo quản số tiền in, đúc hỏng trong kho tiêu hủy.
♣ Kế toán Hội đồng tiêu hủy có trách nhiệm ghi sổ sách, lập báo cáo kế toán liên quan trong quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.
(Theo Điều 7 Thông tư 02/2014/TT-NHNN)
>>Xem thêm: 03 nghĩa vụ phải thực hiện với người được đặc xá
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Thủ tục cấp bản sao chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi
Hồ sơ đề nghị cấp bản sao chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm những giấy tờ gì? Thủ tục cấp bản sao chứng [...]
Thủ tục cấp giấy miễn thị thực theo quy định mới nhất
Hồ sơ đề nghị cấp giấy miễn thị thực bao gồm những giấy tờ nào? Thủ tục cấp giấy miễn thị thực theo quy định [...]