Các quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước
Các quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 như thế nào?
Sở hữu và sử dụng đất đai
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai, cụ thể như sau
♦ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
♦ Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; xử lý đất, đất có mặt nước bị ô nhiễm, phục hồi đất bị thoái hóa.
♦ Lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy định của Luật này.
♦ Tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn.
♦ Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất, phát triển công trình ngầm.
♦ Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.
Các quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước
Quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai
Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Đất đai năm 2024, quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai gồm
♦ Quyết định quy hoạch sử dụng đất.
♦ Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
♦ Quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
♦ Quyết định thời hạn sử dụng đất.
♦ Quyết định thu hồi đất.
♦ Quyết định trưng dụng đất.
♦ Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất.
♦ Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
♦ Công nhận quyền sử dụng đất.
♦ Quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất; ban hành bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.
♦ Quyết định chính sách tài chính về đất đai; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
♦ Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai
Căn cứ quy định tại Điều 14 Luật Đất đai năm 2024, nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai thông qua các cơ quan sau
♦ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch sử dụng đất quốc gia; thực hiện quyền giám sát đối với việc quản lý, sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước;
♦ Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền; thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất theo thẩm quyền quy định của Luật này; quyết định bảng giá đất; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương;
♦ Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định của Luật này và luật khác có liên quan.
Trên đây là nội dung bài viết Các quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước. Hãy liên hệ Lawkey để sử dụng Dịch vụ luật sư tham gia bảo vệ các vụ án đất đai nhé.
Sổ đỏ bị người khác lấy mất thì có thể khởi kiện để đòi lại hay không? Hướng giải quyết để bảo vệ người khởi kiện đòi sổ đỏ?
Sổ đỏ có phải tài sản hay không? Có thể khởi kiện đòi sổ đỏ bị người khác lấy mất được hay không? Người khởi [...]
Tư vấn luật đất đai trực tuyến qua tổng đài tư vấn Luật LawKey
Đất đai là một loại tài sản đặc biệt và pháp luật đất đai là vấn đề khá phức tạp. Trên thực tế, những thắc [...]