Các trường hợp bị hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định pháp luật
Quyền định đoạt là một trong ba quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản của mình; quyền này chỉ bị hạn chế trong một số trường hợp theo quy định của Luật. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Lawkey tìm hiểu về các trường hợp bị hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Quyền định đoạt là gì?
Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.”
Bản chất, quyền định đoạt là quyền quyết định đối với số phận của tài sản dưới hai góc độ: pháp lý hoặc thực tế. Theo đó, quyền định đoạt là việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác; chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu; chủ thể có quyền định đoạt có thể quyết định số phận thực tế của tài sản hoặc chủ sở hữu có thể làm chấm dứt sự tồn tại của tài sản, chấm dứt, phá bỏ mọi công dụng và tính năng của tài sản.
Chủ thể có quyền định đoạt
Chủ thể có quyền định đoạt gồm chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc người có quyền trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án có hiệu lực của Tòa án.
Điều kiện thực hiện quyền định đoạt
Điều 193 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có những kế thừa đối với các Bộ luật trước, theo đó có những quy định về điều kiện thực hiện quyền định đoạt bao gồm:
– Điều kiện chủ thể thực hiện quyền định đoạt phải là “người có năng lực hành vi dân sự”. Người có quyền định đoạt bao gồm cá nhân, pháp nhân, Nhà nước. Đối với cá nhân thì từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền định đoạt các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác khi được chủ sở hữu ủy quyền.
– Đối với những tài sản nguy hiểm khi sử dụng, định đoạt có thể gây thiệt hại cho người khác thì pháp luật quy định trình tự, thủ tục định đoạt loại tài sản đó và khi thực hiện quyền định đoạt chủ sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật. Ví dụ như việc xử lý chất thải công nghiệp.
Các trường hợp bị hạn chế quyền định đoạt
Cơ sở xác định các trường hợp bị hạn chế quyền định đoạt
Cơ sở xác định các trường hợp bị hạn chế quyền định đoạt là quy định của pháp luật. Khi pháp luật quy định các trường hợp bị hạn chế quyền định đoạt thì các chủ thể buộc phải tuân thủ.
Ví dụ: tài sản đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…Khi định đoạt tài sản thì chủ sở hữu, người có quyền định đoạt phải tuân theo các quy định đó.
Tài sản thuộc nhóm bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa
Nhằm mục tiêu bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, các loại tài sản được Luật di sản văn hóa thừa nhận thuộc di tích lịch sử – văn hóa thì Nhà nước luôn có quyền ưu tiên mua. Việc mua bán tài sản thuộc nhóm này sẽ phải tuân thủ theo giá đã thỏa thuận nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mua.
Tài sản thuộc nhóm được quy định ưu tiên mua cho tổ chức, cá nhân, chủ thể khác
Trong trường hợp mua bán tài sản mà pháp luật quy định phải dành quyền ưu tiên mua cho tổ chức, cá nhân, chủ thể khác khi thực hiện quyền định đoạt tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.
Ví dụ: bán nhà ở đang cho thuê, nhà ở thuộc sở hữu chung thì người thuê, chủ sở hữu chung có quyền ưu tiên mua.
>>xem thêm: Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật
Trên đây là nội dung tư vấn về Các trường hợp bị hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định pháp luật Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Hậu quả pháp lý của việc Tòa tuyên bố một người mất tích
Tuyên bố một người mất tích là một trong những việc dân sự, trong đó, người có thẩm quyền xác minh, ra các quyết định, [...]
Hành vi mua bán thận người bị xử phạt như thế nào
Hành vi mua bán thận người bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Bộ luật hình sự có các chế tài cụ thể đối [...]