Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân
Trường hợp nào phải chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng dân? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân là ai?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định khái niệm thành viên quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-NHNN và tán thành Điều lệ, tự nguyện tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân.
Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư 04/2015/TT-NHNN, cụ thể như sau:
Trường hợp đương nhiên mất tư cách
- Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-NHNN;
- Thành viên là pháp nhân khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản hoặc không có người đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-NHNN để cử làm đại diện;
- Thành viên đã chuyển hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
Trường hợp tự nguyện
Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân và được Đại hội thành viên thông qua theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
Trường hợp khai trừ
Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân do:
- Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 04/2015/TT-NHNN;
- Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên;
- Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
Xử lý vốn góp của thành viên quỹ tín dụng nhân dân khi bị chấm dứt tư cách
Cụ thể tại khoản 2 Điều 32 Thông tư 04/2015/TT-NHNN, việc xử lý vốn góp của thành viên đối với thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại mục 2 thực hiện như sau:
Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên
♣ Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thành viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-NHNN:
Thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan;
♣ Thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản: Thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản;
Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên
Thành viên được chuyển nhượng vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 04/2015/TT-NHNN hoặc được hoàn trả vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 04/2015/TT-NHNN;
Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên
Thành viên không được chuyển nhượng vốn góp. Việc hoàn trả vốn góp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 04/2015/TT-NHNN.
Quỹ tín dụng nhân dân là quỹ gì?
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng nhân dân 2010 và Luật Hợp tác xã 2012 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
(Khoản 6 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng nhân dân 2010)
>>Xem thêm: Thành viên quỹ tín dụng nhân dân cần đáp ứng điều kiện gì?
Trên đây là bài viết về: Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Tăng lương hưu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Tăng lương hưu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 03 lần tăng lương [...]
Thực hiện định giá tài sản trong hình sự khi nào?
Khi nào thực hiện định giá tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]