Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì? Pháp luật hiện nay quy định Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm gồm những trường hợp nào?
Khái niệm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 ( BLDS) quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Xem thêm:Đặt cọc, ký cược, ký quỹ theo quy định của pháp luật dân sự
Thế nào là đăng ký biện pháp bảo đảm?
Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.
Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.
Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Các biện pháp bảo đảm phải đăng ký
Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
– Thế chấp quyền sử dụng đất;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
– Thế chấp tàu biển.
Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
– Thế chấp tài sản là động sản khác;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký
Điều 18 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;
– Rút bớt tài sản bảo đảm;
– Bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;
– Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
+ Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành, thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký;
– Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà trong hợp đồng bảo đảm ban đầu các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai.
Trên đây là nội dung Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Phân biệt cầm cố và thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu
Kinh doanh nhập khẩu xăng dầu là ngành nghề có điều kiên và thương nhân phải được cơ quan có thẩm quyề cấp phép. Thủ [...]
Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Bộ luật dân sự quy định, ai cũng có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và họ có quyền hưởng di sản theo [...]