Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có những quy định cụ thể về giao dịch dân sự vô hiệu. Hãy cùng Lawkey tìm hiểu về các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 trong bài viết dưới đây:
Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?
Theo Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Giao dịch dân sự xác lập do sự giả tạo là những giao dịch xác lập không đúng với ý chí của chủ thể, các chủ thể biết giao dịch đó là không đúng với thực tế nhưng vẫn tham gia.
Giao dịch giả tạo là những giao dịch trốn tránh pháp luật hoặc những giao dịch mà các bên xác lập nhưng không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ từ giao dịch đã xác lập.
Có hai loại giao dịch giả tạo, đó là:
– Giao dịch được xác lập nhằm che giấu một giao dịch khác
– Giao dịch dân sự xác lập nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Những giao dịch này không mặc nhiên bị vô hiệu, việc vô hiệu hay không phụ thuộc vào người đại điện theo pháp luật của những người này.
Có những giao dịch dân sự hướng đến quyền và lợi ích của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,…Ví dụ: A 17 tuổi tròn bị B ép bán chiếc xe đạp điện thuộ quyền sở hữu của mình với giá trị là 12 triệu đồng và sau 1 năm khi A đã thành niên, cha mẹ A biết việc A bị ép bán chiếc xe đã yêu cầu lấy lại tài sản nhưng A lại đồng ý bán chiếc xe đạp điện đó, vậy giao dịch mua bán này có hiệu lực.
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
Nhầm lẫn là sự hiểu không đúng bản chất của vấn đề do tác động khách quan hoặc do nguyên nhân chủ quan làm người bị nhầm lẫn cho răng vấn đề đó là đúng theo sự hiểu biết của mình.
Không phải trong mọi trường hợp yêu cầu của bên bị nhầm lẫn cũng được chấp nhận. Nếu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn này để mục đích của giao dịch dân sự vẫn đạt được thì giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn này không vô hiệu.
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Đe dọa, cưỡng ép là hành vi của môt bên hoặc của người thứ ba cố ý làm cho bên kia buộc phải xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhâm phẩm, tài sản của mình hoặc những người thân thích của mình.
Bên bị lừa dối hoặc đe dọa cưỡng ép có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Trường hợp bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa cưỡng ép không yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu thì giao dịch đó vẫn có hiệu lực pháp luật
Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Đây là trường hợp có năng lực hành vi dân sự nhưng tại thời điểm xác định giao dịch dân sự do những lý do khác nhau, không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Việc đó biểu hiện ra bên ngoài thành những điều bất hợp lý mà trong điều kiện bình thường, một người nhận thức trung bình sẽ không làm như vậy.
Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
>>xem thêm: Các hình thức giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015
Trên đây là nội dung tư vấn về Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Tội vu khống là gì? Hình phạt của tội theo quy định mới nhất
Hiện nay, tình trạng vu không gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân [...]
Xả nước thải sang nhà hàng xóm bị xử lý như thế nào ?
Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi trường vì môi trường có quyền được sống trong một môi trường trong lành và Nhà [...]