Các trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan
CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ HẢI QUAN
Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, do một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đến đến hồ sơ hải quan bị thiếu, chưa đầy đủ các thông tin, chứng từ. Đối với trường này, người khai hải quan sẽ phải tiến hành khai bổ sung hồ sơ hải quan. Bài viết này sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu các trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 38/2017/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì có 05 trường hợp khai hồ sơ bổ sung hải quan. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan.
Đối với trường hợp này, thời điểm được bổ sung hồ sơ là khi người khai hải quan phát hiện hồ sơ hải quan bị thiếu sau khi đã nộp. Nhưng thời điểm bổ sung phải diễn ra trước khi cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan. Trong trường hợp này, người khai hải quan không bị xử lý hành chính vì lúc này hồ sơ hải quan chưa cơ quan hải quan được xử lý trực tiếp hồ sơ.
Trường hợp 2:Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra.
Đây là trường hợp mà hàng hóa đã được thông quan, sau đó người khai hải quan, người nộp thuế pháp hiện có sai sót trong việc khai hải quan trước đó. Ngay khi phát hiện, phải tiến hành bổ sung hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật. Thời hạn là 60 ngày kể từ ngày thông quan và phải đáp ứng điều kiện là khi bổ sung hồ sơ thì cơ quan hải quan chưa có quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra.
Trường hợp 3:Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trong trường hợp này, ngoài việc phải bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật, người khai hải quan, người nộp thuế còn bị xử lý vi phạm hành chính về lỗi của mình gây ra.
Trường hợp 4:Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thời điểm phát hiện sai sót đối với trường hợp này là sau 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra. Hậu quả người khai hải quan bị gánh chị là phải tiến hành bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử phát hành chính.
Trường hợp 5:Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Khác với 04 trường hợp ở trên, đây là trường hợp tiến hành bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan hải quan, trong khi 04 trường hợp trên việc tiến hành bổ sung hồ sơ hải quan do người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện ra hồ sơ hải quan bị sai hoặc thiêu. Đối với trường hợp này, sau khi có yêu cầu từ cơ quan hải quan, người khai hải quan phải tiến hành bổ sung hồ sơ, kiểm tra hàng hóa và sẽ bị xử phạt hành chính.
Lưu ý rằng, việc khai bổ sung theo trường hợp 2 và trường hợp 4 chỉ được thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Ngoài ra, công văn số 18195/BTC-TCHQ ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ tài chính cũng hướng dẫn đối với trường hợp 2 và trường hợp 4 như sau: “Người khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm d Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm”. Như vậy, đối với những trường hợp nội dụng khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm việc khai hồ sơ bổ sung sẽ không áp dụng theo trường hợp 2 và 4 như đã phân tích ở trên.
Trên đây là những quy định của pháp luật về các trường hợp bổ sung hồ sơ hải quan. Lawkey gửi đến bạn đọc!
Quy định đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần
Tổ chức tín dụng là công ty cổ phần cũng tương tự như CTCP thông thường. Vậy có gì khác biệt giữa CTCP và tổ chức [...]
Quy định về cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
Pháp luật quy định như thế nào về thông tin cần cung cấp và trách nhiệm đăng tải thông tin trong đấu thầu? Thông tin về [...]