Các trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong một số dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền. Dưới đây là các trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất.
Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật đầu tư 2020, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
– Tổ chức kinh tế khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Xem thêm: Hợp đồng đối tác công tư là gì theo quy định của pháp luật?
Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật đầu tư 2020, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
– Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Lưu ý:
Đối với các dự án phải xin quyết định chủ trương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương trước, sau đó mới thực hiện dự án đầu tư.
Đối với hai trường hợp đầu tiên không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có nhu cầu thì vẫn được cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Nguồn vốn thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Các trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Chủ hộ kinh doanh đăng ký đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được không?
Chủ hộ kinh doanh đăng ký đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có được không? Nếu đóng thì đóng như thế nào? Nhiều chủ [...]
Mức hưởng chế độ thai sản hiện nay theo quy định của pháp luật
Chế độ thai sản là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi đủ điều kiện, người lao động được [...]