Cách xác định hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
Hiệu lực của các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm được xác định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về khái niệm đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và của người khác đối với bên nhận bảo đảm (sau đây gọi là đăng ký).
Cách xác định hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
Cụ thể tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm được xác định như sau:
♣ Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ địa chính;
- Đối với tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
- Đối với tàu bay là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam;
- Đối với tàu biển là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
- Đối với động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung hoặc đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 44 Nghị định 99/2022/NĐ-CP là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu.
- Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên biển;
♣ Thời hạn có hiệu lực của đăng ký được tính từ thời điểm có hiệu lực của đăng ký đến thời điểm xóa đăng ký.
Thời hạn có hiệu lực của đăng ký là căn cứ để xác định thời hạn có hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba theo quy định Bộ luật Dân sự 2015
Trừ trường hợp xác định hiệu lực đối kháng không chấm dứt quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 99/2022/NĐ-CP và trường hợp đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 99/2022/NĐ-CP;
♣ Việc đăng ký thay đổi không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký, trừ trường hợp bổ sung tài sản bảo đảm hoặc bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm hoặc thay đổi thông tin hoặc chỉnh lý thông tin có sai sót do lỗi của người yêu cầu đăng ký về số khung của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, thông tin khác quy định tại các khoản 3, 4, 7 và 8 Điều 45 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì thời điểm có hiệu lực đối với phần nội dung được thay đổi là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung thay đổi vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu.
Trường hợp đăng ký thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do chuyển giao một phần quyền đòi nợ, chuyển giao một phần nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký đối với nội dung đã được đăng ký thuộc phần quyền đòi nợ, phần nghĩa vụ mà các bên không có thỏa thuận về việc chuyển giao;
♣ Trường hợp xóa đăng ký thì hiệu lực của đăng ký chấm dứt kể từ thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung được xóa vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu;
♣ Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc đăng ký đối với nghĩa vụ tiếp theo không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký đối với nghĩa vụ đã được đăng ký trước đó;
♣ Trường hợp hủy đăng ký thì việc đăng ký không có hiệu lực. Trường hợp một phần nội dung đã được đăng ký bị hủy thì không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký đối với phần nội dung khác đã được đăng ký.
Trường hợp việc đăng ký đã bị hủy nhưng sau đó được khôi phục theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì thời điểm có hiệu lực và thời hạn có hiệu lực của đăng ký trước khi bị hủy không thay đổi hoặc không chấm dứt.
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:
(i) Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan;
(ii) Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
(iii) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
(iv) Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là đăng ký thay đổi); xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là xóa đăng ký) đối với trường hợp quy định tại
(i), (ii) và (iii).
(Khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP)
>>Xem thêm: Từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm khi nào?
Trên đây là bài viết về: Cách xác định hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Giải quyết tử tuất với người đang nhận trợ cấp bệnh nghề nghiệp
Những điều cần biết về cách thức giải quyết tử tuất với người đang nhận trợ cấp bệnh nghề nghiệp theo quy định [...]
Ủy quyền quản lý nhà ở phải lập thành hợp đồng ủy quyền không?
Trường hợp cá nhân ủy quyền quản lý nhà ở cho người thân có phải lập thành hợp đồng ủy quyền không? Tóm tắt câu [...]