Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự
Tính chất của giám đốc thẩm là gì? Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự hiện nay được quy định như thế nào?
Tính chất của giám đốc thẩm dân sự
Đối với mỗi tranh chấp phát sinh, các bên có quyền lựa chọn nhiều phương thức khác nhau để giải quyết tranh chấp ấy. Và Tòa án là một trong những phương thức được ưu tiên lựa chọn. Kết quả giải quyết vụ việc dân sự được phản ảnh qua bản án, quyết định dân sự của Tòa án.
Bản án, quyết định của Tòa án chỉ có hiệu lực pháp luật nếu không có kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
Về nguyên tắc, bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án phải được thi hành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vẫn có những bản án, quyết định có hiệu lực nhưng sai phạm về nội dung, về áp dụng pháp luật hoặc về trình tự tố tụng. Do đó, pháp luật dân sự đã quy định một thủ tục đặc biệt để kiểm soát, xem xét lại những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đó, gọi là giám đốc thẩm.
Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ xác định.
Xem thêm: Nên giải quyết tranh chấp bằng Toà án hay Trọng tài thương mại
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 dưới đây:
– Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
– Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
– Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng nhà nước là gì?
Kiểm soát nội bộ Ngân hàng nhà nước là công việc được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tài sản, thực hiện có hiệu [...]
Cộng dồn các vụ tai nạn lao động hưởng trợ cấp
LawKey xin gửi tới bạn đọc những điều cần biết về vấn đề cộng dồn các vụ tai nạn lao động để hưởng trợ cấp [...]