Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hiện nay
Tái thẩm là thủ tục đặc biệt trong hoạt động tố tụng dân sự. Vậy căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hiện nay được quy định như thế nào?
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 352 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 dưới đây:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.
Tái thẩm không xét xử lại vụ án mà là xem xét các tình tiết mới được phát hiện mà trước đó Tòa án và các đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ án. Chính vì vậy, ở giai đoạn tái thẩm, việc đầu tiên là xem xét tình tiết đó có phải là tính tiết mới hay không và có ảnh hưởng đến nội dung của bản án, quyết định của Tòa án hay không?
Một tình tiết được xem là mới nếu tồn tại trước khi Tòa án ra bản án, quyết định và được phát hiện sau khi bản án, quyết định ấy có hiệu lực pháp luật. Sau đó, cần thiết phải xem xét tình tiết đó có ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án đó. Như vậy, tình tiết mới phải có sự ảnh hưởng đến nội dung bản án, quyết định mới được coi là căn cứ để thực hiện thủ tục tái thẩm.
2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ.
Kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch là những phương tiện quan trọng được Tòa án sử dụng với mục đích xác định sự thật của vụ án. Trong đó, kết luận của người giám định là kết quả của quá trình phân tích, đánh giá mà người giám định thực hiện với đối tượng cần giám định. Còn đối với lời dịch của người phiên dịch, về nguyên tắc, tiếng nói được sử dụng tại phiên tòa phải là tiếng Việt, nên khi có đương sự là người dân tộc thiểu số hoặc người nước ngoài không sử dụng được tiếng Việt thì sự có mặt của người phiên dịch là cần thiết.
Do đó, khi có căn cứ chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có sự giả mạo chứng cứ thì phải kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm.
3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên là những người có vai trò hết sức quan trọng. Thế nên, nếu như họ cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án, cố ý kết luận trái pháp luật thì vụ án sẽ được giải quyết không đúng với bản chất của nó, sự thật khách quan không được đề cao.
Chính vì vậy, với vai trò, trách nhiệm là người thực thi pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên phải xem xét khách quan các chứng cứ liên quan đến vụ án, áp dụng pháp luật một cách trung thực, công bằng khi giải quyết các vụ án.
4. Bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
Đây là một trong bốn căn cứ để người có thẩm quyền kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm. Trên thực tế, trường hợp này rất ít xảy ra. Khi một sự kiện pháp lý đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tòa án có thể căn cứ vào đó để giải quyết vụ án mà không cần xác định lại. Tuy nhiên, nếu việc xác định sự kiện này của Tòa án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền có sai lầm làm cho bản án, quyết định mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết bị hủy thì phải kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm của tái thẩm trong tố tụng dân sự
Ý nghĩa của tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi
Khi sử dụng lao động là người cao tuổi thì tổ chức, doanh nghiệp cần chú ý các quy định của pháp luật liên quan đến [...]
Quy định về trình báo mất hộ chiếu phổ thông mới nhất
Những nội dung cần lưu ý về trình tự, thủ tục trình báo mất hộ chiếu phổ thông trong nước theo các quy định pháp luật [...]