Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều sản xuất phân bón
Trường hợp nào thì phải thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận? Hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều sản xuất phân bón được quy định ra sao?
Thành phần hồ sơ
Trong trường hợp tỏ chức, cá nhân phải xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón thì tuỳ từng trường hợp, thành phần hồ sơ sẽ có sự khác nhau. Tại Điều 16 Nghị định 84/2019/NĐ-CP có quy định về hồ sơ như sau:
Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn
Trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
– Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón.
– Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất.
Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng).
Trường hợp thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được sửa đổi;
– Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.
Trường hợp thay đổi về địa điểm sản xuất phân bón
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất.
– Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.
Trường hợp thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã được cấp.
Xem thêm: Điều kiện sản xuất và buôn bán phân bón theo quy định mới nhất
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón thực hiện các bước theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 84/2019/NĐ-CP. Cụ thể:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân ở vào từng trường hợp sẽ chuẩn bị hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ theo quy định trên.
Hồ sơ sau khi được chuẩn bị đầy đủ sẽ gửi về cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được giải quyết.
Bước 2: Thẩm định nội dung
Cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón và lập biên bản kiểm tra theo mẫu.
Bước 3: Trả kết quả
Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.
Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón cho người yêu cầu.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải quyết.
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề biên tập theo quy định hiện nay
Để được trở thành biên tập, cá nhân phải được cấp chứng chỉ hành nghề. Dưới đây là thủ tục cấp chứng chỉ [...]
Kết hôn trái pháp luật là gì?
Kết hôn trái pháp luật là gì? Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật? Hậu quả pháp lý của việc hủy kết [...]