Câu trộm điện của hàng xóm bị xử phạt thế nào theo quy định pháp luật?
Để giảm thiểu khoản tiền điện phải nộp cuối tháng, ngoài việc tiết kiệm điện, nhiều người đã thực hiện hành vi trái pháp luật đó là câu trộm điện. Vậy câu trộm điện của hàng xóm bị xử phạt thế nào?
Trộm cắp điện là gì?
Theo Khoản 15 Điều 3 Luật Điện lực 2004 định nghĩa:
Trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện, cố ý hoặc thông đồng ghi sai chỉ số công tơ và các hành vi lấy điện gian lận khác.
Theo pháp luật, đây là hành vi trái pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Do vậy những người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định:
+ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực,..
+ Bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh tương ứng.
Câu trộm điện của hàng xóm bị xử phạt thế nào?
Xử phạt vi phạt hành chính
Hành vi trộm cắp điện có thể bị xử lý theo Khoản 9 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cụ thể:
+ Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000 kWh;
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000 kWh đến dưới 2.000 kWh;
…
+ Từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000 kWh đến dưới 20.000 kWh.
Truy cứu trách nhiệm hình sự khi câu trộm điện
Trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Cơ quan có thẩm quyền không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc trả lại hồ sơ thì áp dụng thời hạn xử phạt, quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Mức phạt tiền quy định tại Điểm k, Khoản 9 như đã nêu trên, tức từ 45 đến 50 triệu đồng, cùng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Ngoài các hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại.
Trên đây là nội dung bài viết câu trộm điện của hàng xóm bị xử phạt thế nào? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân mới nhất
Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân mới nhất được quy định như thế nào? Trường hợp nào được đổi, [...]
Đề xuất mới: Bỏ dấu vân tay, quê quán trên thẻ Căn cước
Dự thảo Luật Căn cước đề xuất bỏ dấu vân tay, quê quán,.. dùng ‘nơi cư trú’ trên thẻ căn cước? Hãy cùng [...]