Quy định về chấm dứt hoạt động của chi nhánh theo Luật doanh nghiệp
Sau đây LawKey xin giới thiệu những thông tin cần biết tới bạn đọc các quy định về chấm dứt hoạt động của chi nhánh để các bạn hiểu rõ hơn.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư,
Xin hỏi: Công ty của tôi có trụ sở chính tại Hà Nội và có 02 chi nhánh tại Đà Nẵng. Do điều kiện kinh doanh không thuận lợi nên Công ty tôi muốn chấm dứt hoạt động của hai chi nhánh này. Vậy Công ty phải tiến hành hoạt động này như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
1. Quyền chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Khoản 1 Điều 206 của Luật này nêu rõ: chi nhánh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo hai cách:
(1) Doanh nghiệp có quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh.
(2) Cơ quan, nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Căn cứ vào quy định trên, Doanh nghiệp của anh chị có quyền ban hành quyết định quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh.
2. Hồ sơ chấm dứt hoạt động của chi nhánh
Về hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh được quy định tại khoản 2 Điều 206 của Luật doanh nghiệp 2014 bao gồm:
– Quyết định của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Con dấu của chi nhánh (nếu có).
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật. .
Trên đây là nội dung Quy định về chấm dứt hoạt động của chi nhánh LawKey gửi đến bạn đọc.
Xem thêm: Thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh doanh nghiệp thực hiện thế nào?
Hợp tác xã có được góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp không?
Hợp tác xã có được góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Hợp [...]
Các hành vi như thế nào được xem là gian lận trong đấu thầu?
Các hành vi như thế nào được xem là gian lận trong đấu thầu? Hãy cùng Chìa khoá pháp luật tìm hiểu qua bài viết dưới [...]