Công việc cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế
Doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế. Doanh nghiệp cần chú ý đến các công việc cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế dưới đây:
Trước khi chấm dứt hợp đồng
Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế, doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, để đảm bảo sự minh bạch trong việc tổ chức lại lao động của mình, trước khi chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động để lập Phương án sử dụng lao động.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Bộ luật lao động 2012, doanh nghiệp chỉ có thể cho thôi việc đối với nhiều người lao động sau khi tiến hành việc trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại doanh nghiệp và thông báo trước 30 ngày cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Xem thêm: Quy định mới về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Hậu quả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Sau khi chấm dứt hợp đồng
Người sử dụng lao động sau khi được chấp thuận việc chấm dứt hợp đồng lao động phải tiếp tục tiến hành các công việc sau:
Soạn thảo văn bản chấm dứt hợp đồng lao động
Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp của doanh nghiệp phải ra Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với từng người lao động.
Văn bản này là căn cứ xác lập thời điểm, sự chấm dứt quan hệ lao động của đôi bên và là điều kiện để đôi bên giải quyết các thủ tục liên quan khác (như: các loại bảo hiểm; tranh chấp, khiếu nại về lao động; tiền lương;….).
Thanh toán đầy đủ quyền lợi cho người lao động
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
Đồng thời, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động.
Chi trả trợ cấp mất việc làm
Một trong những nghĩa vụ tiếp theo của người sử dụng lao động đó chính là chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2012.
Cụ thể:
Người lao động có tổng thời gian thực tế làm việc cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, sẽ được trả trợ cấp mất việc làm bằng 01 tháng tiền lương tương ứng với mỗi năm làm việc nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Trong đó:
– Tiền lương tính hưởng trợ cấp: Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi hợp đồng lao động chấm dứt.
– Thời gian làm việc để tính hưởng Trợ cấp = Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế – Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và Thời gian làm việc đã được doanh nghiệp chi trả trợ cấp thôi việc trước đây (nếu có).
Xem thêm: Người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Công việc cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thủ tục đăng ký hoạt động trở lại của Văn phòng đại diện công ty hợp danh
Thủ tục đăng ký hoạt động trở lại của Văn phòng đại diện công ty hợp danh Theo quy định tại Điều 57 Nghị định [...]
Hồ sơ Đăng ký thành lập Doanh nghiêp tư nhân
Hồ sơ Đăng ký thành lập Doanh nghiêp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân sở hữu và tự chịu trách [...]