Cháu bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe tại Thái Bình xử lý những người chịu trách nhiệm như thế nào
Cháu bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón dẫn đến tử vong đã xảy ra tại Thái Bình ngày 29/5/2024 là sự việc vô cùng thương tâm. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra làm rõ trách nhiệm của những người liên quan trong vụ việc.
Theo nhận định ban đầu của cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Thái Bình, cháu bé ở trên xe trong thời gian dài trong điều kiện thời tiết nắng nóng, trong dạ dày không có thức ăn, sức lực cháu suy kiệt, kết hợp với không gian hạn hẹp dẫn đến suy hô hấp.
Ngày 29/5/2024, cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án vô ý làm chết người quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2017, ra lệnh tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp và lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với cô giáo thực hiện nhiệm vụ đưa đón học sinh từ nhà đến trường.
Các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này như sau
Lệnh tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Điều 110 Luật này quy định các trường hợp được giữ người, thẩm quyền ra lệnh tạm giữ người..
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, về việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp như sau:
1. Khi đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra phải có văn bản nêu rõ lý do, kèm theo chứng cứ, tài liệu chứng minh căn cứ bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, cụ thể là:
a) Nếu giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong hồ sơ phải có chứng cứ, tài liệu chứng minh rõ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Nếu giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong hồ sơ phải có biên bản ghi lời khai của người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm và các tài liệu hoặc căn cứ xác định người đó bỏ trốn nếu không bị giữ;
c) Nếu giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong hồ sơ phải có chứng cứ, tài liệu xác định có dấu vết, tài liệu, đồ vật của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm đó; tài liệu, căn cứ xác định người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
2. Trường hợp Kiểm sát viên trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp để xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, thì Kiểm sát viên thông báo cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra để phối hợp thực hiện. Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm phối hợp với Kiểm sát viên trong việc gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm sát viên lập phải được đưa vào hồ sơ vụ án.
3. Việc ra quyết định tạm giữ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện trong thời hạn 12 giờ kể từ khi Cơ quan điều tra giữ người hoặc nhận người bị giữ (chưa cần có quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp của Viện kiểm sát). Quyết định tạm giữ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được ra trước hoặc cùng với lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
4. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Điều tra viên phải lập biên bản bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp tại cơ sở giam giữ. Người chứng kiến việc lập biên bản là cán bộ của cơ sở giam giữ.
Vô ý phạm tội là gì?
Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2017, Vô ý phạm tội được hiểu như sau:
- Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
- Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Mức hình phạt của tội vô ý làm chết người
Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2017:
- Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Như vậy, người nào có hành vi phạm tội vô ý làm chết người thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 10 năm tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ án.
Đối với vụ án này, cần có kết luận điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra, các tài liệu chứng cứ của vụ án và các lời khai của những người có liên quan,.. để có thể kết luận hành vi phạm tội và đưa ra hình phạt thích đáng với những hành vi phạm tội đó theo quy định của pháp luật.
>>Xem thêm: https://lawkey.vn/khoi-to-vu-an-vo-y-lam-chet-nguoi-tai-truong-tieu-hoc-gateway/
Mức xử phạt người phạm tội lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân
Người phạm tội lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? Mức xử phạt như [...]
Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Bộ luật Hình sự
Cưỡng dâm là một trong những tội phạm xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự của người khác. Vậy pháp luật [...]