Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau
Người lao động sau khi nghỉ hưởng chế độ ốm đau đủ theo quy định mà sức khỏe vẫn còn yếu thì có thể được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau. Chế độ dưỡng sức để phục hồi sức khỏe được pháp luật quy định như thế nào?
1. Điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe khi ốm đau. Theo đó, điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau bao gồm:
Thứ nhất, người lao động đã hưởng hết thời gian quy định chế độ ốm đau trong một năm. Thời gian hưởng chế độ ốm đau này được quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội. Theo đó, Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
+ Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
+ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Thứ hai, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định. Như vậy, trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Xem thêm: Chế độ ốm đau và mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động tại doanh nghiệp
2. Chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe
Căn cứ quy định tại khoản 2 và 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe khi ốm đau. Theo đó chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau cụ thể như sau:
Thứ nhất, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước. Như vậy, Người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
+ Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
+ Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Thứ hai, Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Xem thêm: Hồ sơ cần cung cấp cho cơ quan bảo hiểm để nhận chế độ ốm đau
Giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua Văn phòng đại diện. Để [...]
Thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại
Thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại là trách nhiệm của người thừa kế theo pháp luật dân sự. Vậy [...]