Quy định về chế độ lao động của học sinh trường giáo dưỡng
Học sinh trong trường giáo dưỡng được đảm bảo đầy đủ về chế độ ăn, ngủ, sinh hoạt. Và chế độ lao động cũng là một quy định được quan tâm. Theo đó, Nghị định 02/2014/NĐ-CP đã quy định về chế độ lao động của học sinh trường giáo dưỡng cụ thể như sau:
Chế độ lao động của học sinh
Khi tham gia quá trình học tập tại trường giáo dưỡng, học sinh từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi ngoài giờ học tập phải tham gia lao động do trường tổ chức theo quy định tại Điều 20 Nghị định 02/2014/NĐ-CP.
Về công việc lao động
Trường giáo dưỡng có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp sức khoẻ của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể lực, trí lực và nhân cách.
Nhà trường không sử dụng học sinh làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại, làm việc vào ban đêm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của học sinh theo Danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Thời gian lao động
Thời gian lao động, học tập và học nghề của học sinh thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, pháp luật về giáo dục, về lao động.
Thời gian học nghề được tính vào thời gian lao động. Thời gian lao động không được nhiều hơn thời gian học tập. Học sinh được nghỉ lao động trong các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết theo quy định của pháp luật.
Ngoài thời gian được nghỉ lao động theo quy định chung, học sinh được nghỉ lao động khi ốm đau theo chỉ định của y sĩ, bác sĩ. Khi gặp thân nhân trong thời gian lao động, học tập phải được cán bộ có thẩm quyền của trường giáo dưỡng cho phép.
Về đảm bảo điều kiện lao động
Đối với những công việc mà pháp luật quy định phải có bảo hộ lao động thì trường giáo dưỡng có trách nhiệm trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với yêu cầu của công việc.
Trường hợp học sinh bị tai nạn thì trường giáo dưỡng phải tổ chức cứu chữa kịp thời và làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Quy định về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Chế độ ăn ở và sinh hoạt của học sinh trong trường giáo dưỡng
Quản lý và sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng
Trong quá trình lao động, các em có thể tạo ra được nhiều thành phẩm mang lại giá trị kinh tế. Chính vì vậy, pháp luật có quy định cụ thể về việc quản lý và sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng.
Điều 19 Nghị định 02/2014/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
– Trường giáo dưỡng quản lý kết quả lao động do học sinh làm ra được theo quy định của pháp luật.
– Kết quả lao động của học sinh, sau khi trừ chi phí hợp lý được sử dụng để hỗ trợ cho việc học tập, ăn uống, sinh hoạt, khám, chữa bệnh cho học sinh; bồi dưỡng cho học sinh làm thêm giờ hoặc làm ngày nghỉ, khen thưởng cho học sinh có thành tích xuất sắc, bổ sung vào quỹ hòa nhập cộng đồng cho học sinh.
– Học sinh được gửi số tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, làm trong ngày nghỉ, tiền thưởng do có thành tích xuất sắc cho thân nhân hoặc được sử dụng theo quy định hoặc được gửi trường giáo dưỡng quản lý và được nhận lại khi chấp hành xong quyết định.
Xem thêm: Thủ tục đưa người vào trường giáo dưỡng theo quy định hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định về chế độ lao động của học sinh trường giáo dưỡng” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nghị định 58/2021/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]
Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động
CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]
- Nghị định số 85/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ
- Nghị quyết 62/NQ-CP năm 2014 về ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán trong Asean(MRA) do Chính phủ ban hành
- Nghị định 134/2006/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân