Chế độ ốm đau và mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động tại doanh nghiệp
Chế độ ốm đau và mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động tại doanh nghiệp
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, Người lao động là công dân Việt Nam làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên từ ngày 01/01/2018, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động được áp dụng chế độ ốm đau khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
**Mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động tại doanh nghiệp theo Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội và hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
– Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên; Người lao động thuộc diện nghỉ việc tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
– Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, đã nghỉ hết thời hạn tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, được hưởng tiếp chế độ ốm đau như sau:
+ Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
– Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Lưu ý: Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng chế độ ốm đau không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
Trên đây là nội dung tư vấn về tạm Chế độ ốm đau và mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động tại doanh nghiệp do LawKey tổng hợp trên cơ sở các quy định của pháp luật tại thời điểm soạn thảo. LawKey cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ.
Những thay đổi lớn liên quan đến thẻ BHYT trong năm 2021
Trong năm 2021 một số quy định pháp luật về thẻ BHYT thay đổi. Vậy những thay đổi liên quan đến thẻ BHYT trong năm 2021 [...]
Quyền hưởng dụng là gì? theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Quyền hưởng dụng được pháp luật dân sự quy định thuộc các quyền khác đối với tài sản. Vậy Bộ luật dân sự 2015 [...]