Chế độ pháp lý đối với vật theo quy định của pháp luật hiện nay
Chế độ pháp lý đối với vật được quy định gồm những trình tự, phương thức dịch chuyển vật. Vậy hiểu thế nào về chế độ pháp lý đối với vật?
Quy định của pháp luật về vật
Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy, Vật là tài sản không chỉ là những vật tồn tại hiện hữu mà còn bao gồm cả những vật (hay tài sản) chắc chắn sẽ có. Điều 175 BLDS đã xác định loại tài sản này là: hoa lợi và lợi tức. Đây chính là sự gia tăng của tài sản trong những điều kiện nhất định. Tương tự, tiền và những loại giấy tờ có giá cũng được xác định là những loại tài sản có tính chất đặc biệt.
Xem thêm: Phân loại vật theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Chế độ pháp lý đối với vật là gì?
Căn cứ vào giá trị và giá trị sử dụng của vật đối với xã hội về kinh tế, an ninh, quốc phòng, BLDS đã quy định về cách thức phát sinh quyền sở hữu, trình tự và các nguyên tắc dịch chuyển quyền sở hữu đốì với vật. Tổng hợp các quy phạm pháp luật quy đinh trình tự, phương thức dịch chuyển vật, gọi là chế độ pháp lý của vật đó.
Căn cứ vào chế độ pháp lý của vật, người ta phân chia vật theo các chế độ: Vật cấm lưu thông, vật hạn chế lưu thông và vật tự do lưu thông.
Vật cấm lưu thông
Đó là những vật vì vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế quốc dân hoặc đối với an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia… Nhà nước cấm mua bán, chuyển dịch, chuyển nhượng,…
Ví dụ: Vật là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất nổ, chát cháy, chất độc, chất phóng xạ, chất ma tuý,…
Các vật có ý nghĩa như trên không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự của công dân, tổ chức. Việc lưu thông các loại vật này do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Chính vì vậy mà mỗi một hình thức sở hữu có một phạm vi khách thể khác nhau.
Ngoài ra cũng cần thấy rằng, những tài sản thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 197 BLDS như: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,… và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý là những tài sản cấm lưu thông. Nhưng để mở rộng giao lưu dân sự trong điều kiện nền kinh tế thị trường, riêng đối với loại tài sản đặc biệt là đất đai, BLDS và Luật đất đai 2013 cho phép những người tuy không phải là chủ sở hữu trong những điều kiện nhất định có thể có một số quyền năng nhất định đối với loại tài sản này.
Xem thêm: Chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự là ai?
Vật hạn chế lưu thông
Bao gồm những vật có ý nghĩa quan trọng khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, an ninh, quốc phòng… do đó pháp luật có những quy định riêng. Nhà nước phải kiểm soát sự dịch chuyển các loại vật đó. Những vật này pháp luật quy định không chỉ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước mà còn có thể thuộc sở hữu của các cơ quan, tổ chức công dân. Việc chuyển dịch quyền sở hữu nhất thiết phải tuân theo những quy định riêng của pháp luật. Trong một số trường hợp phải có sự đồng ý hoặc cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hợp đồng mói không bị coi là vô hiệu.
Ví dụ: Các loại vũ khí thể thao, súng săn, thanh toán bằng ngoại tộ với số lượng lớn…
Vật tự do lưu thông
Là những vật còn lại và không có một quy định cụ thể nào của pháp luật xác định trực tiếp đối với việc dịch chuyển vật đó. Pháp luật cũng không quy định cụ thể các phương thức dịch chuyển, nếu có sự dịch chuyển các tài sản này cũng khổng cần phải đăng ký hoặc xin phép. BLDS chỉ có những quy định chung về chuyển dịch mà thôi. Những vật này chủ yếu là những tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt thông thường.
Trên đây là nội dung Chế độ pháp lý đối với vật theo quy định của pháp luật hiện nay Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Bất động sản và động sản theo quy định của pháp luật gồm những gì?
Khi nào khởi tố vụ án? Khi nào khởi tố bị can?
Hai khái niệm thời điểm khởi tố vụ án và thời điểm khởi tố bị can là khác nhau. Cần phân biệt rõ để tránh gây nhầm [...]
Có được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất không?
Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì nhiều lý do khác nhau [...]