Chế độ thai sản đối với trường hợp thai lưu
Chế độ thai sản đối với trường hợp thai lưu
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi là giáo viên, đã tham gia đóng BHXH liên tục khoảng hơn 10 năm. Tôi mang thai được khoảng hơn 8 tháng thì tôi xin nghỉ hộ sản (dự sinh 19/3/2017), tôi xin nghỉ từ 2/2/2017. Tới ngày 11/3/2017 thì thai tôi bị lưu. Bác sĩ kết luận là thai lưu 38 tuần. BHXH đã chi trả cho tôi số tiền nghỉ do thai lưu (50 ngày), nhưng tôi đã bị cắt lương 3 tháng (tháng 2,3,4/2017). Theo tôi được biết, ngoài việc được hưởng chế độ bảo hiểm thai lưu thì tôi còn được hưởng chế độ nghỉ thai sản trước khi sinh nữa phải không ạ? Mong luật sư giải đáp.
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:
“1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.”
Như vậy, theo Điểm d thì chị sẽ được nghỉ 50 ngày hưởng chế độ khi thai chết lưu.
Ngoài ra nếu chị có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản là đóng đủ bảo hiểm xã hội 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì chị sẽ được hưởng thêm chế độ thai sản từ thời điểm chị xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến thời điểm thai chết lưu, tức là từ ngày 02/02/2017 đến ngày 11/03/2017 theo quy định tại Điều 10 Thông tư 59/2015/TTBLĐTBXH quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản:
“1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu nếu lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu.”
Như vậy, nếu chị đã xin nghỉ thai sản từ ngày 2/2/2017 và công ty đã báo thời gian nghỉ thai sản cho chị mà cơ quan bảo hiểm chỉ trả cho chị số tiền chế độ thai sản của 50 ngày thai chết lưu thì chị có thể gửi yêu cầu giải quyết đến Cơ quan bảo hiểm xã hội đã giải quyết chế độ. Nếu từ chối giải quyết thì yêu cầu họ trả lời bằng văn bản và nêu rõ căn cứ pháp luật.
Xem thêm: Chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con
Hồ sơ cần cung cấp cho cơ quan bảo hiểm để nhận chế độ thai sản
Thời gian nghỉ thai sản có được công ty đóng bảo hiểm xã hội không
Chế độ khám thai và mức hưởng của lao động nữ
Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động chưa chốt sổ bảo hiểm ở công ty cũ
Trên đây là nội dung về vấn đề “Chế độ thai sản đối với trường hợp thai lưu” LawKey gửi đến bạn đọc.
Thủ tục phong tặng, truy tặng Danh hiệu “Anh hùng lao động”
“Anh hùng lao động” là một danh hiệu cao quý đối với mỗi tổ chức, cá nhân luôn nỗ lực thi đua, lao động. Vậy [...]
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án dân sự thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế nào? Hãy cùng LawKey [...]