Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là gì?
Chi đầu tư phát triển là một trong những nhiệm vụ chi quan trọng của ngân sách nhà nước. Vậy chi đầu tư phát triển là gì?
1.Khái niệm chi đầu tư phát triển
– Theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước 2015, chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
– Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quĩ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng hóa của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
2.Phân loại chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước
2.1.Chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương
Chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương gồm:
– Đầu tư cho các dự án, bao gồm cả các dự án có tính chất liên vùng, khu vực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực được quy định, bao gồm:
+ Quốc phòng;
+ An ninh và trật tự, an toàn xã hội;
+ Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề;
+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
+ Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
+ Sự nghiệp văn hóa thông tin;
+ Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;
+ Sự nghiệp thể dục thể thao;
+Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
– Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2.2.Chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương
Chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương gồm:
– Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định. bao gồm:
+ Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề;
+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
+ Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý;
+ Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
+ Sự nghiệp văn hóa thông tin;
+ Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
+ Sự nghiệp thể dục thể thao;
+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
– Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật;
– Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
>>>Xem thêm Thu ngân sách nhà nước là gì? Phân loại thu ngân sách nhà nước
Tổng đài tư vấn pháp luật – công ty luật LawKey
Tổng đài tư vấn pháp luật đã được Công ty Luật LawKey triển khai hỗ trợ nhằm giải đáp pháp lý, tư vấn pháp luật [...]
Khái niệm Cộng đồng Kinh tế AEC? Đặc điểm Cộng đồng Kinh tế AEC
Kinh tế khu vực Đông Nam Á đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Để có được như vậy, không thể không kể đến công lao của [...]