Chỉ định người bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Người bào chữa là ai ? Quy định về chỉ định người bào chữa theo luật tố tụng hình sự ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Người bào chữa là ai ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
Chỉ định người bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Tại Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về chỉ định người bào chữa như sau:
1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;
b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong tố tụng hình sự là quy định mang tính nhân đạo của pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Theo đó, trong một số trường hợp đặc thù, do tính chất và hậu quả của tội phạm, hoặc do hạn chế về năng lực nhận thức, năng lực hành vi, dù bị can, bị cáo không mời người bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải chỉ định người bào chữa để đảm bảo quyền lợi cho họ. Quyền bào chữa là cần thiết để người bị buộc tội bảo vệ quyền và lợi ịch hợp pháp của mình, nhằm đảm bảo việc xét xử khách quan, công minh, giảm oan sai người vô tội trong xét xử.
Về nguyên tắc, người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, luật quy định sự tham gia của người bào chữa vào trong vụ án không phụ thuộc vào ý chí của bi can, bị cáo. Đó là các trường hợp mà những người bị buộc tội hoặc người đại điện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ yêu cầu Đoàn luật sự hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc cử người bào chữa cho họ theo quy định tai Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự.
>>Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa ?
Trên đây là bài viết về “Chỉ định người bào chữa theo luật tố tụng hình sự” LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ LawKey.
Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về tái hòa nhập cộng đồng
Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về tái hòa nhập cộng đồng. CHÍNH PHỦ ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ [...]
Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự
Xã hội phát triển dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, trong đó có tội trộm cắp tài [...]
- Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật hình sự 2015
- Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán và chứng khoán do Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục ghi âm, ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ ghi âm, ghi hình có âm thanh trong điều tra, truy tố, xét xử