Chi ngân sách nhà nước là gì? Nguyên tắc phân cấp chi ngân sách?
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện chức năng Nhà nước. Vậy nguyên tắc phân cấp chi ngân sách nhà nước là gì?
1.Ngân sách nhà nước là gì? Chi ngân sách nhà nước là gì?
1.1.Ngân sách nhà nước là gì?
– Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
– Hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
1.2.Chi ngân sách nhà nước là gì?
– Chi ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng quĩ ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
– Bản chất chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách Nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, chi ngân sách Nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước.
2.Phân loại chi ngân sách nhà nước
– Chi thường xuyên
+ Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
+ Chi thường xuyên được mang tính ổn định, phần lớn mang tính tiêu dùng và gắn với cơ cấu tổ chức có tính bắt buộc.
– Chi đầu tư phát triển
+ Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
– Chi trả nợ, viện trợ
Chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay.
– Chi dự trữ Nhà nước
Chi dự trữ quốc gia là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
3.Nguyên tắc phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước
– Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.
-Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.
– Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.
>>>Xem thêm Vai trò chủ đạo và nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương là gì?
Công việc lao động – tiền lương cho doanh nghiệp mới thành lập
Doanh nghiệp mới thành lập phải chú ý thực hiện một số công việc liên quan đến lao động – tiền lương. Dưới đây [...]
Hậu quả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Trường hợp nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật? Hậu quả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng [...]