Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là gì?
Chi thường xuyên là một nhiệm vụ chi quan trọng của ngân sách nhà nước. Vậy chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là gì?
1.Khái niệm chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
– Theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước năm 2015, chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
– Chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quĩ Ngân sách Nhà nước để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công cộng khác mà Nhà nước vẫn phải cung ứng.
2.Phân loại chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
2.1.Chi thường xuyên của ngân sách trung ương
Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực:
– Quốc phòng;
– An ninh và trật tự, an toàn xã hội;
– Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề;
– Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
– Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
– Sự nghiệp văn hóa thông tin;
– Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;
– Sự nghiệp thể dục thể thao;
– Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
– Các hoạt động kinh tế;
– Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
– Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
2.2.Chi thường xuyên của ngân sách địa phương
Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:
– Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề;
– Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
– Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý;
– Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
– Sự nghiệp văn hóa thông tin;
– Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
– Sự nghiệp thể dục thể thao;
– Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
– Các hoạt động kinh tế;
– Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
– Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Nên giải quyết tranh chấp bằng Toà án hay Trọng tài thương mại
Trong các quan hệ dân sự thì việc xảy ra tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Và khi phát sinh tranh chấp thì các bên thường [...]
Loại xe nào được quyền ưu tiên khi tham gia giao thông?
Các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định pháp luật là gì? Khi thấy những xe đó người tham gia giao thông cần tuân thủ [...]